Hệ thống cơ bản
#1. Sử dụng các đường trung bình nhanh cắt nhau
Hệ thống giao dịch dựa trên các đường trung bình nhanh và rất dễ sử dụng. Hãy xem một hệ thống đơn giản.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: đồ thị 15 phút hoặc 1 giờ
- Công cụ: 10 EMA, 25 EMA, 50 EMA
Nguyên tắc mở giao dịch: khi đường 10 EMA cắt đường 25 EMA và tiếp tục cắt đường 50 EMA, mở giao dịch BUY/SELL theo hướng của đường 10 EMA khi đường 10 EMA cắt đường 50 EMA rõ ràng. (Đợi nến hiện tại đóng để xác định chắc chắn đường 10 EMA cắt đường 50 EMA).
Nguyên tắc đóng giao dịch:
- Lựa chọn 1: đóng giao dịch khi đường 10 EMA cắt đường 25 EMA lần nữa
- Lựa chọn 2: đóng giao dịch khi đường 10 EMA quay trở lại và chạm đường 50 EMA
Ưu điểm: hệ thống này rất dễ sử dụng và cho bạn kết quả rất tốt khi thị trường có xu hướng, nhất là khi giá biến động mạnh.
Khuyết điểm: công cụ đường trung bình nhanh là dạng công cụ theo sau giá (follow-up indicator) hay còn được gọi là công cụ báo hiệu trễ (lagging indicator), nghĩa là công cụ không dùng để tiên đoán trước xu hướng của thị trường mà chỉ phản ánh xu hướng hiện tại của thị trường. Đặc điểm này chính là nhược điểm của hệ thống. Trước tiên, tín hiệu có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Thứ hai, bạn cần theo dõi suốt. Thứ ba, khi thị trường sideway (không có xu hướng) với giá biến động rất nhỏ, hệ thống sẽ cho bạn các tín hiệu sai vì vậy bạn không nên sử dụng hệ thống trong những thời điểm này.
#2. Sử dụng các đường trung bình chậm cắt nhau
Hệ thống này sử dụng nguyên tắc tương tự hệ thống cơ bản #1.
- Sử dụng khung thời gian và cặp tiền nào mà bạn thấy hiệu quả nhất
- Công cụ: 7 SMA, 14 SMA, 21 SMA (bội số của 7)
Nguyên tắc mở giao dịch: khi đường 7 SMA cắt đường 14 SMA và tiếp tục cắt đường 21 SMA, mở giao dịch BUY/SELL theo hướng của đường 7 SMA khi đường 7 SMA cắt đường 21 SMA rõ ràng.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi đường 7 SMA quay lại và chạm đường 21 SMA.
Ưu điểm: hệ thống này rất dễ sử dụng và cho bạn kết quả rất tốt khi thị trường biến động mạnh. Hệ thống này cũng dễ lập trình để giao dịch tự động.
Khuyết điểm: với hệ thống này, khi chọn một khung thời gian để sử dụng bạn cần phải theo dõi một thời gian để kiểm tra hiệu quả của hệ thống. Tín hiệu của công cụ SMA được xác định sau khi nến hiện tại đóng. Nói một các khác, trader phải chờ đến khi nến hiện tại đóng để tín hiện được xác định khi đó mới quyết định thực hiện giao dịch.
#3. Stochastic High-Low
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: bất kỳ
- Công cụ: Stochastic (14, 3, 3)
Nguyên tắc mở giao dịch: khi đường Stochastic cắt xuống dưới 20, chạm đến 10 và sau đó quay lên cắt trở lại qua 20 thì mở giao dịch BUY. Ngược lại, khi đường Stochastic cắt lên trên 80, chạm đến 90 và sau đó quay xuống cắt trở lại qua 80 thì mở giao dịch SELL.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi đường Stochastic chạm phía đối ngược (80 đối với giao dịch Buy, 20 đối với giao dịch Sell).
Ưu điểm: cho tín hiệu mở/ đóng giao dịch khá chính xác khi thị trường có xu hướng.
Khuyết điểm: cần kiểm tra định kỳ. Stochastic được khuyến nghị sử dụng cùng với các công cụ khác để tránh các tín hiệu lỗi.
#4. RSI High-Low
Không có hệ thống giao dịch nào chỉ dựa vào công cụ RSI, công cụ RSI được sử dụng kết hợp với các công cụ khác có thể mang đến cho bạn một lợi thế mới trong giao dịch Forex.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: bất kỳ
- Công cụ: RSI (14) với các mức 70 và 30
Nguyên tắc mở giao dịch: BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.
Nguyên tắc đóng giao dịch: không đặt.
Ưu điểm: RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
Khuyết điểm: cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng cùng các công cụ khác.
#5. Đường Stochastic cắt nhau
Đây là cách sử dụng công cụ Stochastic rất cơ bản.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: bất kỳ
- Công cụ: Stochastic (14, 3, 3)
Nguyên tắc mở giao dịch: BUY khi “đường Stochastic nhanh” cắt lên trên đường “đường Stochastic chậm”.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi “đường Stochastic nhanh” cắt xuống dưới đường “đường Stochastic chậm” và ngay sau đó mở một giao dịch SELL. Lưu ý: khi hai đường Stochastic chạm nhau lần đầu tiên (có thể sẽ cắt nhau) hãy đợi đến khi nến tiếp theo đóng rồi mới quyết định thực hiện giao dịch.
Ưu điểm: cho bạn nguyên tắc mở và đóng giao dịch, rất dễ sử dụng.
Khuyết điểm: Stochastic là một công cụ dự báo trễ – với hệ thống đường cắt nhau này có thể tạo nhiều tín hiệu sai. Bạn nên thay đổi nguyên tắc cài đặt thông số sao cho phù hợp với cặp tiền để hạn chế tín hiệu sai. Hệ thống đường Stochastic cắt nhau hoạt động tốt khi kết hợp với các công cụ khác.
#6. Sử dụng 02 Stochastic
Bằng cách phân tích bằng 02 Stochastic chúng ta có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một điều là với mỗi công cụ Forex được thêm vào có thể dẫn đến sự phức tạp cho bạn, và sự phức tạp không phải luôn luôn tốt.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: 1 giờ, 1 ngày
- Công cụ: Stochastic (21, 9, 9) và Stochastic (9, 3, 3)
Nguyên tắc mở giao dịch: khi các đường Stochastic (21, 9, 9) cắt nhau – mở giao dịch (hoặc đợi nến hiện tại đóng rồi mở giao dịch). Đây sẽ là xu hướng chính. Theo dõi Stochastic (9, 3, 3) để biết được các “sóng nhỏ” trong xu hướng chính và tiếp tục mở thêm giao dịch. Bỏ qua các tín hiệu đóng giao dịch của đường Stochastic (9, 3, 3), không đóng giao dịch cho đến khi đường Stochastic (21, 9, 9) cho tín hiệu đóng giao dịch rõ ràng.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi các đường Stochastic (21, 9, 9) cắt nhau.
Ưu điểm: sử dụng 02 công cụ Stochastic giúp bạn nhìn thấy xu hướng chính và các sóng nhỏ trong xu hướng đó. Điều này giúp tăng độ chính xác hơn để mở và đóng giao dịch.
Khuyết điểm: cần theo dõi liên tục và một lần nữa chúng ta đang giao dịch bằng một công cụ báo hiệu trễ.
#7. Đường MACD cắt nhau
Giao dịch với công cụ MACD được các trader sử dụng phổ biến trong Forex. Hãy xem qua cách sử dụng rất cơ bản của công cụ MACD trong giao dịch Forex.
- Chúng ta chỉ sẽ cần công cụ MACD với các thông số cài đặt chuẩn: 12, 26, 9.
- Có thể sử dụng với mọi khung thời gian và mọi cặp tiền.
Nguyên tắc mở giao dịch: khi hai đường MACD cắt nhau thì mở giao dịch (hoặc đợi nến hiện tại đóng rồi mới mở giao dịch).
Nguyên tắc đóng giao dịch: khi hai đường MACD cắt nhau lần nữa.
Ưu điểm: sử dụng rất đơn giản và có thể cho bạn các cơ hội giao dịch có lợi nhuận tốt. Các trader có thể thay đổi các thông số cho MACD dựa theo cặp tiền và khung thời gian sử dụng. VD: bạn có thể thử kiểm tra các thông số cho MACD như USD/CHF MACD (04, 07, 16), EUR/USD MACD (02, 03, 20), GBP/USD MACD (02, 03, 04) cho các khung thời gian khác nhau.
Khuyết điểm: một lần nữa bạn sẽ phải ngồi và theo dõi. MACD ít hữu dụng khi thị trường sideway. Công cụ này cũng không bao giờ được sử dụng một mình mà thường kết hợp với các công cụ khác.
#8. Đường EMA bị phá thủng
Trước sau gì thì tất cả Forex trader cũng bắt đầu thử nghiệm với các thông số EMA khác nhau. Đây là một hệ thống đơn giản dựa trên công cụ EMA 50.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: 90 phút hoặc 3 giờ
- Công cụ: EMA 50
Nguyên tắc mở giao dịch: theo dõi một nến chọc thủng qua đường EMA 50 và cuối cùng đóng ở bên trên (mở giao dịch long) hoặc bên dưới đường EMA (mở giao dịch short).
Nguyên tắc đóng giao dịch: không đặt.
Đặt “Stop loss”: 15 pips dưới đường EMA 50.
#9. Kênh xu hướng ngang
Tạo một kênh hỗ trợ/kháng cự dựa vào các đỉnh và đáy lặp đi lặp lại trước đó và thực hiện giao dịch khi kênh bị phá vỡ.
- Hệ thống giao dịch này không cần đến các công cụ khác và có thể áp dụng cho mọi cặp tiền, mọi khung thời gian khi giá giao động sideway trong một phạm vi nhỏ.
Nguyên tắc mở giao dịch: khi thị trường sideway, dựa vào các đỉnh và đáy trên đồ thị để vẽ 02 đường kháng cự và hỗ trợ. Khi giá phá thủng một trong hai đường và nến hiện tại đóng bên ngoài đường kênh thì thực hiện mở giao dịch buy/sell theo hướng phá thủng kênh. (Nếu giá phá thủng đường kênh nhưng không đóng bên ngoài đường kênh thì xóa bỏ đường kháng cự/hỗ trợ đã vẽ trước đó và vẽ lại đường khác theo đỉnh/đáy mới).
Nguyên tắc đóng giao dịch: không đặt, tuy nhiên thường khi giá phá vỡ kênh sẽ đi một đoạn bằng độ rộng của kênh.
Ưu điểm: rất đơn giản và cực kỳ hữu hiệu. Hệ thống này có thể mang lại lợi nhuận cho bạn trong hầu hết các giao dịch, nếu muốn thu lợi nhanh thì trader thường đóng ngay nến đầu tiên sau khi mở giao dịch.
Khuyết điểm: Những order gần với đường kênh rất dễ bị mở bởi các biến động giá đột ngột tại các mức hỗ trợ/ kháng cự trước khi sự phá vỡ kênh thực sự xảy ra.
Hệ thống đơn giản
#1. Hệ thống kết hợp đơn giản
Hệ thống này sẽ giúp bạn hiểu được cách kết hợp sử dụng đơn giản của các công cụ.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: bất kỳ
- Công cụ: 5 EMA, 10 EMA, Stochastic (14, 3, 3), RSI (14, 70, 30)
Nguyên tắc mở giao dịch: Buy khi đường 5 EMA cắt bên trên đường 10 EMA và các đường Stochastic đang hướng lên, đường Stochastic không ở trong vùng mua vượt (overbought – trên mức 80) và RSI trên 50. Sell khi đường 5 EMA cắt bên dưới đường 10 EMA và các đường Stochastic đang hướng xuống, đường Stochastic không ở trong vùng bán vượt (oversold – dưới mức 20) và RSI dưới 50.
Nguyên tắc đóng giao dịch: khi đường 5 EMA và 10 EMA cắt nhau hướng ngược lại hoặc RSI cắt qua trở lại mức 50.
Ưu điểm: cho phép lọc lại các báo hiệu mở giao dịch thông qua nhiều công cụ và nhờ vậy mà chính xác hơn.
Khuyết điểm: các đường 5 EMA và 10 EMA có thể cho các tín hiệu đóng giao dịch quá sớm
#2. Parabolic SAR và ADX
Hai công cụ này làm việc rất hiệu quả khi sử dụng chung với nhau.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: bất kỳ
- Công cụ: Parabolic SAR với thông số ngầm định (0.02, 0.2), ADX 50 (với các đường +DI, -DI)
Nguyên tắc mở giao dịch: Sell khi đường +DI bên dưới đưòng –DI và Parabolic SAR cho tín hiệu mở giao dịch Sell. Khi đường +DI bên trên đường –DI thì phải bỏ qua tất cả các tín hiệu Sell của Parabolic SAR. Buy khi đường +DI bên dưới đưòng –DI và Parabolic SAR cho tín hiệu mở giao dịch Buy. Khi đường +DI bên trên đường –DI thì phải bỏ qua tất cả các tín hiệu Buy của Parabolic SAR.
Nguyên tắc đóng giao dịch: khi đường +DI và –DI cắt nhau lần nữa.
Ngoài ra, đường ADX lên càng cao thì xu hướng hiện tại càng mạnh. Nếu đường ADX lên đến 25 thì xu hướng bắt đầu mạnh.
Ưu điểm: cho phép lọc tín hiệu hiệu mở giao dịch và dự đoán trước được điểm đóng giao dịch.
Khuyết điểm: Cả Parabolic SAR và ADX đều là công cụ theo sau xu hướng. Mặc dù chúng bổ sung cho nhau rất hiệu quả, điểm yếu nhất trong hệ thống là ADX, bởi vì trong quá trình giao dịch nó có thể cho một tín hiệu nhưng sau đó lại thay đổi ngược lại. Khi có một tín hiệu giao dịch từ ADX bạn phải đợi đến khi nến hiện tại đóng để tránh tín hiệu lỗi.
#3. Hệ thống đơn giản cho EUR/USD
- Cặp tiền: EUR/USD
- Khung thời gian: 30 phút
- Công cụ: MACD (12, 26, 9), Parabolic SAR với thông số ngầm định (0.02, 0.2)
Nguyên tắc mở giao dịch: khi Parabolic SAR cho tín hiệu BUY và các đường MACD cắt nhau hướng lên thì thực hiện mở giao dịch BUY. Khi Parabolic SAR cho tín hiệu SELL và các đường MACD cắt nhau hướng xuống thì thực hiện mở giao dịch SELL.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi các đường MACD cắt nhau lần nữa hoặc khi thì trường bắt đầu sideway.
#4. 1-2-3 Swings
- Hệ thống này dựa trên nguyên tắc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự và giao dịch khi mức kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá vỡ.
- Hệ thống giao dịch này chỉ cần đồ thị và không giới hạn cặp tiền, khung thời gian.
Nguyên tắc mở giao dịch: khi giá vượt qua “đường trục” (đường nét đứt ở hình bên dưới) được kẻ bằng cách sử dụng đỉnh/đáy trước đó và đóng bên trên (đối với xu hướng lên) hoặc bên dưới (đối với xu hướng xuống) thì tiến hành mở giao dịch BUY/SELL
Nguyên tắc đóng giao dịch: không đặt. Tuy nhiên, để xác định điểm đóng giao dịch bạn có thể sử dụng Fibonacci hoặc có thể đo khoảng cách giữa điểm 2 và điểm 3.
Bổ sung: bạn có thể thêm công cụ MACD (12,26,9). Hãy xem nguyên tắc mở một giao dịch SELL:
Khi đường MACD cắt nhau hướng xuống, bạn sẽ chờ dạng 1-2-3 hình thành. Khi giá bắt đầu “tấn công” đường trục thì bạn hãy kiểm tra xem MACD vẫn còn trong xu hướng SELL hay không (02 đường MACD hướng xuống). Khi giá đóng bên dưới đường trục thì tiến hành mở giao dịch SELL.
Cùng đồ thị trên nhưng thêm đường MACD (12, 26, 9).
Ưu điểm: 100% cho lợi nhuận.
Nguyên tắc đóng giao dịch bổ sung: sử dụng công cụ Fibonacci Expansion (FE). Khi sử dụng Fibonacci Expansion trên đồ thị, bắt đầu với điểm 1, sau đó kéo FE chạm tất cả các điểm 1-2-3 (đường đỏ trong hình bên dưới). Mục tiêu thu lợi nhuận của bạn sẽ là mức Fibonacci Expansion 161.8.
Đường Stochastis được thêm vào chỉ để bạn dễ thấy các đỉnh/đáy và không phải khó nhọc trong việc xác định các điểm 1-2-3.
#5. 1-2-3, RSI + MACD
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: 15 phút
- Công cụ: các đường EMA 5, 10, 20 và RSI, MACD
Nguyên tắc mở giao dịch: khi xu hướng đi xuống, đợi một đáy cao hơn đáy trước đó. Xác định các điểm 1-2-3. Mở giao dịch BUY bên dưới điểm 2 và dừng lỗ (stop loss) dưới điểm 3. RSI phải trên 50. MACD phải vừa cắt nhau.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi lợi nhuận bằng stop loss.
#6. Hệ thống 5×5
Đây là một hệ thống khá triển vọng. Hệ thống này được xây dựng dựa trên một thời gian dài tìm hiểu và theo dõi biến động của giá.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: 1 ngày
- Công cụ: 5 SMA và RSI (5)
Nguyên tắc mở giao dịch: BUY khi giá vượt lên trên đường 5 SMA và tăng thêm 10 pips, đường RSI phải trên 50. SELL khi giá cắt xuống dưới đường 5 SMA và giảm thêm 10 pips, đường RSI phải dưới 50.
Nguyên tắc đóng giao dịch: không đặt.
Hệ thống này rất đơn giản và cho kết quả khá ấn tượng.
Luôn luôn nhớ rằng chỉ mở giao dịch khi nến báo hiệu đóng.
Hệ thống hoặc ý tưởng giao dịch này có thể sử dụng để tạo nên những hệ thống hoàn chỉnh hơn.
#7. Hệ thống cực kỳ đơn giản
Một trader có thể quyết định kế hoạch giao dịch chỉ cần nhìn thoáng qua đồ thị trong vài giây. Một hệ thống giao dịch cực kỳ đơn giản là ước mơ của các trader bận rộn.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: 1 ngày
- Công cụ: 5 EMA, 12 EMA và RSI (21)
Nguyên tắc mở giao dịch: BUY khi đường 5 EMA quay lên và cắt qua đường 12 EMA, RSI trên 50. SEL khi đường 5 EMA quay xuống và cắt qua đường 12 EMA, RSI dưới 50.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi đường 5 EMA và 12 EMA cắt nhau lần nữa hoặc khi RSI cắt trở lại qua mức 50.
Bởi vì đây là một hệ thống dựa theo đồ thị ngày nên có thể xem đây là một hệ thống đơn giản theo xu hướng của đồ thị ngày. Bởi vì EMA là công cụ báo hiệu trễ nên chúng thực sự hữu ích cho bạn trong trường hợp này. Tín hiệu do các đường EMA cắt nhau xuất hiện sau khi thị trường lắng dịu một thời gian đủ sức cho một xu hướng mới được thiết lập.
#8. Hệ thống breakout đơn giản
Hệ thống này dựa theo nguyên tắc nắm bắt sớm biến động của giá khi giá bắt đầu thiết lập xu hướng mới trong ngày.
Như bạn đã biết, thị trường Frankfurt mở cửa lúc 2:00 am EST (tương đương 7:00 am GMT), sau đó một giờ thì tới thị trường lớn khác là London mở cửa vào lúc 3:00 am EST (tương đương 8:00 am GMT). Phiên giao dịch của EU là phiên giao dịch chính đầu tiên của một ngày giao dịch.
Vậy chúng ta làm gì?
Chúng ta bắt đầu với khung thời gian 1 giờ, trên cặp GBP/USD và không cần các công cụ khác.
Chúng ta sẽ chú ý đến phạm vi giá biến động trong khoảng thời gian 1:00 am EST đến 2:00 am EST. Chúng ta tìm giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian này và vẽ 02 đường ngang song song tạo thành một kênh ngang dựa trên 02 giá cao nhất và thấp nhất.
Bây giờ thì bạn hãy chuyển sang khung thời gian nhỏ hơn, chúng ta sử dụng khung thời gian 5 phút và chờ nến 5 phút đóng hoàn toàn bên ngoài đường kênh xuất hiện, đây chính là tín hiệu để bạn mở giao dịch với nến tiếp theo.
Bạn có thể sử dụng Stop loss 20 pips hoặc phía bên kia của kênh ngang.
Mục tiêu thu lợi của bạn ít nhất là 20 pips. Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp sau: đóng giao dịch để chốt lời, hoặc bắt đầu đi theo giá bằng cách sử dụng trailing stop bằng mức giá thấp nhất của nến 5 phút trước đó…
Hệ thống phức tạp
#1. Đa điều kiện
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: 1 giờ + 30 phút + 5 phút
- Công cụ: EMA, 21 EMA, 50 EMA, Bollinger Band (20, 2)
Nguyên tắc mở giao dịch:
Trên đồ thị 5 phút, đối với xu hướng lên, kiểm tra:
- Nếu 14 EMA nằm trên 21 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 14 EMA và 21 EMA đều nằm trên 50 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 50 EMA nằm trong đường Bollinger Band thì tiếp tục
Chuyển sang đồ thị 30 phút và kiểm tra:
- Nếu nến có giá đóng bên trên giá mở và nằm trên đường 14 EMA hoặc 21 EMA, lại kiểm tra giống như trên 1 lần nữa:
- Nếu 14 EMA nằm trên 21 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 14 EMA và 21 EMA đều nằm trên 50 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 50 EMA nằm trong đường Bollinger Band thì mở giao dịch “Long” hoặc tiếp tục kiểm tra đồ thị 1 giờ với cùng điều kiện của đồ thị 30 phút và sau đó thực hiện “Long”. Nếu có 1 điều kiện không thỏa thì không thực hiện giao dịch.
Ngược lại, đối với xu hướng xuống, trên đồ thị 5 phút kiểm tra:
- Nếu 14 EMA nằm dưới 21 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 14 EMA và 21 EMA đều nằm dưới 50 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 50 EMA nằm trong đường Bollinger Band thì tiếp tục
Chuyển sang đồ thị 30 phút và kiểm tra:
- Nếu nến có giá đóng bên dưới giá mở và chạm đường 14 EMA hoặc 21 EMA, lại kiểm tra giống như trên 1 lần nữa:
- Nếu 14 EMA nằm dưới 21 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 14 EMA và 21 EMA đều nằm dưới 50 EMA thì kiểm tra tiếp
- Nếu 50 EMA nằm trong đường Bollinger Band thì mở giao dịch “Short” hoặc tiếp tục kiểm tra đồ thị 1 giờ với cùng điều kiện của đồ thị 30 phút và sau đó thực hiện “Short” trên đồ thị 5 phút. Nếu có 1 điều kiện không thỏa thì không thực hiện giao dịch.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch khi một điều kiện không còn thỏa hoặc khi đạt đến mức lợi nhuận mà bạn mong muốn (đừng quá tham nhé!).
#2. 02 điều kiện cắt nhau
- Cặp tiền: GBP/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
- Khung thời gian: 3 giờ (ưu tiên) hoặc 4 giờ
- Công cụ: SMA 200, SMA 100, SMA 15, EMA 5 và MACD (12,26,9)
Nguyên tắc mở giao dịch:
Do chúng ta sử dụng các công cụ “không ổn định cho đến kết thúc” (EMA, SMA, MACD) cho nên bạn luôn luôn sử dụng tín hiệu SAU KHI nến báo hiệu đóng.
- Không bao giờ mở giao dịch nếu giá cách SMA 100 hoặc SMA 200 ít hơn 25 pips
- Mở giao dịch khi giá cắt qua đường SMA 100 (biến động mạnh) hoặc SMA 200 (biến động rất mạnh) và chỉ sau khi nến hiện tại đã đóng bên kia đường SMA. Các đường SMA không bị cắt thường xuyên.
- Đặt stop loss ban đầu là 50 pips. Xem các mức kháng cự /hỗ trợ gần nhất và điều chỉnh theo các mức đó, stop loss có thể lên đến 70-90 pips nhưng không nên nhỏ hơn 40 pips.
- Mở giao dịch theo hướng đường EMA 5 khi 02 điều kiện thỏa:
- Đường EMA 5 cắt đường SMA 15 “chắc chắn” – nghĩa là nến hiện tại đóng và 02 đường chắc chắn cắt nhau.
- Các đường MACD cắt nhau và nến hiện tại đóng.
Hai điều kiện cắt nhau không bắt buộc xảy ra đồng thời. Các đường MACD có thể cắt nhau trước hai đường EMA và SMA hoặc sau một khoảng thời gian ngắn, nhưng khoảng cách cắt nhau này không nên nhiều hơn 5 nến.
Nếu 02 điều kiện cắt nhau này không thỏa thì không mở giao dịch.
Nguyên tắc đóng giao dịch: đóng giao dịch với cùng nguyên tắc mở giao dịch: khi 02 điều kiện cắt nhau xảy ra lần nữa. Nếu chỉ xảy ra 01 điều kiện cắt nhau thì chúng ta vẫn giữ giao dịch.
Profit target:
- Có thể đặt mức thu lợi theo mong muốn của bạn và khi giá chạm đến mức thu lợi thì sử dụng trailing stop để đi tiếp
- Hoặc dùng mức thu lợi 50 pips, bắt đầu sử dụng trailing stop sau khi đạt được 50 pips
- Hoặc có thể thu lợi theo nguyên tắc đóng giao dịch
Hãy theo các số đánh dấu trên đồ thị:
- EMA 5 cắt SMA 15, các đường MACD cũng cắt nhau, giá không gần đường SMA 100 – mở giao dịch Long.
- Một lần nữa chúng ta có 02 điều kiện cắt nhau – đóng giao dịch Long và lập tức mở giao dịch Short.
- 02 điều kiện cắt nhau lại xuất hiện và nến báo hiệu đã đóng giá cách xa đường SMA 100 vì vậy chúng ta đóng Short và mở Long. Vâng, đến thời điểm này chúng ta giao dịch khi thị trường sideway vì vậy không có lợi nhuận hoặc có thể kết quả âm một ít. Giải pháp: giao dịch vào giờ hoạt động, đối với GBP/USD thì giao dịch trong phiên giao dịch của London và New York.
- Chúng ta đang có giao dịch Long – đây là lúc đóng giao dịch và mở Short.
- Các đường trung bình cắt nhau tuy nhiên MACD không cắt do đó vẫn giữ giao dịch.
Chúng ta thấy giá cắt qua đường SMA 100 và đóng bên dưới nó – đây là tín hiệu Sell tốt nhưng chúng ta đang có giao dịch Short đang mở. - MACD cắt nhau, tiếp theo là các đường trung bình cắt nhau – tại thời điểm này chúng ta đóng giao dịch Short. Vậy thì có mở ngay giao dịch Long không? Không, bởi vì giá rất gần đường SMA 100. Chúng ta cần đợi đến khi nến vượt qua và đóng bên trên đường SMA 100 thì mở Long.
- Các đường MACD cắt nhau nhưng không có gì phải lo lắng khi điều kiện cắt thứ 2 từ các đường trung bình không xảy ra.
- Giống như #7.
- Thời điểm đóng Long và mở Short.
#3. MACD phân kỳ
- Cặp tiền: EUR/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
- Khung thời gian: 30 phút
- Công cụ: MACD (5,26,1), Stochastic (14,3,3), EMA 3, SMA 13
Nguyên tắc mở giao dịch: chờ xuất hiện phân kỳ giữa giá và MACD hoặc giữa giá và Stochastic.
Khi phân kỳ xuất hiện, đợi EMA 3 và SMA 13 cắt nhau thì mở giao dịch theo hướng của EMA 3. Đặt stop loss 26 pips.
Thu một nửa lợi nhuận khi đạt 20 pips, phần còn lại đi tiếp theo giá bằng trailing stop.
Phân kỳ trên Stochastic cũng được sử dụng giống như trên MACD. Lý do sử dụng cả 02 công cụ MACD và Stochastic là vì khi phân kỳ xuất hiện trên một công cụ thì công cụ kia có thể vẫn chưa xuất hiện.
#4. Trade theo xu hướng với các đường EMA
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: 1 ngày, 1 giờ hoặc 30 phút
- Công cụ: EMA 80, EMA 21, EMA 13, EMA 5, EMA 3 và RSI (21)
Nguyên tắc mở giao dịch:
- EMA 80 cho biết chiều của xu hướng chính. Khi giá bên trên đường EMA 80 – xu hướng lên, và ngược lại là xu hướng xuống.
- EMA 21 và EMA 13 cho biết chiều của xu hướng hiện tại. Khi đường EMA 13 nằm trên đường EMA 21 – xu hướng lên, và ngược lại là xu hướng xuống.
- RSI (21) trên 50 – xu hướng lên, dưới 50 – xu hướng xuống
Các giao dịch được mở khi đường EMA 5 và EMA 3 cắt nhau theo chiều của xu hướng:
- Buy khi EMA 3 cắt qua EMA 5 theo hướng lên trong thị trường đang có xu hướng lên VÀ cả EMA 5 và 3 đều cắt EMA 21 và 13 VÀ RSI trên 50
- Sell khi khi EMA 3 cắt qua EMA 5 theo hướng xuống trong thị trường đang có xu hướng xuống VÀ cả EMA 5 và 3 đều cắt EMA 21 và 13 VÀ RSI dưới 50
Chú ý:
- Có thể mở thêm giao dịch khi EMA 3 và 5 cắt nhau trở lại và sau đó rất nhanh lại tạo một tín hiệu cắt nhau lần nữa.
- Khi có tín hiệu mở giao dịch, bạn phải luôn luôn chờ đến khi nến đóng và các điều kiện đều chắc chắn thì mới tiến hành mở giao dịch.
Nguyên tắc đóng giao dịch: khi EMA 13 cắt EMA 21 lần nữa. Theo dõi EMA 80 đổi hướng, cũng như RSI cắt trở lại mức 50 – trong những trường hợp này lập tức đóng giao dịch.
#5. Trade theo Fibonacci
Một số bạn muốn tìm kiếm một hệ thống dùng trên những khung thời gian nhỏ hơn. Đây là một hệ thống khá tốt có thể đáp ứng yêu cầu của bạn.
Khi một trader quyết định sử dụng các khung thời gian nhỏ (VD: 10 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ) thì độ rủi ro sẽ luôn luôn cao hơn so với sử dụng các khung thời gian lớn hơn. Do đó, điều quan trọng là có một hệ thống thực sự tốt để có thể báo cho bạn những cơ hội giao dịch với khả năng thắng cao và một điều quan trọng không kém là hệ thống có thể cho bạn biết chính xác điểm đóng giao dịch mà không cần phải luôn luôn theo dõi biến động của giá.
Hệ thống dưới đây sẽ cần đến kiến thức cơ bản về cách sử dụng công cụ Fibonacci, và cũng lưu ý rằng không phải mọi trader đều thấy thoải mái khi sử dụng Fibonacci trong Forex.
- Cặp tiền: bất kỳ
- Khung thời gian: bất kỳ khung thời gian nào lớn hơn 5 phút và nhỏ hơn 3 giờ
- Công cụ: WMA 5
Nguyên tắc mở giao dịch:
Nhìn vào các đợt sóng biến động giá. Tìm 02 điểm “swing high” và “swing low” mới nhất, gọi 02 điểm này là A và B.
Kéo Fibonacci từ điểm A đến điểm B. Biết rằng hướng kéo Fibonacci (lên hoặc xuống) chính là xu hướng, nếu xu hướng không rõ ràng thì kẻ Fibonacci theo cả 02 hướng.
Sau khi kẻ Fobonacci xong, đợi và theo dõi giá thoái lui (retrace) để quyết định mở giao dịch. Trong quá trình giá thoái lui có 03 điều kiện để mở giao dịch:
- Giá phải chạm đường WMA 5.
- Giá ít nhất phải chạm mức thoái lui Fibonacci 0.382.
- Mức thoái lui Fibonacci 0.618 phải không bị thất bại, nghĩa là giá không đóng bên dưới (xu hướng lên) hoặc bên trên (xu hướng xuống) mức 0.618. Giá có thể chạm hoặc qua mức này nhưng cuối cùng mức 0.618 phải đẩy lùi cuộc tấn công.
Khi 03 điều kiện nói trên đều thỏa, mở giao dịch Long khi nến đóng bên trên trên đường WMA 5, và ngược lại mở giao dịch Short khi bên dưới đường WMA 5.
Stop loss được đặt trên (xu hướng xuống)/ dưới (xu hướng lên) mức thoái lui Fibonacci 0.618 khoảng 4-5 pips. Profit target đặt ở mức Fibonacci mở rộng 1.618.
#6. CCI Divergence và Breakout
- Khung thời gian: 15 phút và lớn hơn
- Công cụ: CCI (Commodity Channel Index)
Hệ thống này sử dụng hidden divergence và giá breakout. Divergence là một dấu hiệu quan trọng trong, dễ sử dụng và không bị trễ. Nó là một dấu hiệu báo thị trường sắp đảo chiều. Hiểu và sử dụng divergence sẽ hỗ trợ trader trong phân tích kỹ thuật.
Lưu ý: trên công cụ CCI luôn luôn nối các đỉnh, không nối các đáy.
Long Breakout
- Giá phải đang xu hướng xuống
- Sau khi xuất hiện divergence, nối các đỉnh của giá làm trend line
- Mở giao dịch long khi giá đóng bên trên trend line
Short Breakout
- Giá phải đang xu hướng lên
- Sau khi xuất hiện divergence, nối các đáy của giá làm trend line
- Mở giao dịch short khi giá đóng bên dưới trend line
Stop Loss:
- Có thể sử dụng giá high/low của thanh nến phá vỡ trendline
- hoặc mức giá high/low của đợt swing cuối
Profit Target:
- Tỷ lệ Risk/Reward là 1:1. Nếu bạn đặt stop loss là -12 pips thì profit target là +12 pips
- Bạn cũng có thể mở 02 giao dịch. Nếu stop loss là -10 pips thì bạn sẽ đóng 1 giao dịch khi đạt được lới nhuận +10 pips, giao dịch còn lại sẽ đóng tại các mức hỗ trợ hoặc kháng cự
- Sử dụng trailing stop: khi mỗi nến kết thúc thì bạn đặt lại stop loss dưới giá low 1 pips (đối với giao dịch long) và ngược lại với giao dịch short
Ví dụ giao dịch short:
Ví dụ giao dịch long:
Hệ thống nâng cao
#1. Midnight setup
Lưu ý: Hệ thống này xây dựng trên cặp GBP/USD năm 2007, các thông số cần được thay đổi theo cặp tiền và thuộc tính biến động của cặp tiền tùy theo thời điểm.
- Cặp tiền: GBP/USD hoặc bặp bất kỳ
- Khung thời gian: 1 day
- Công cụ: không sử dụng
Nguyên tắc: Hệ thống này dựa trên thực tế là bạn hiếm khi tìm được 02 ngày liên tiếp có các nến bằng kích thước trên đồ thị daily.
Nguyên tắc mở giao dịch: Lúc 00:00 theo thời gian trên trading platform của bạn, khi nến ngày mới xuất hiện, xác định giá cao nhất và thấp nhất của ngày trước.
Nếu khoảng cách giá cao nhất và thấp nhất của ngày ít hơn 90 pips thì không mở giao dịch trong ngày kế tiếp. (Đây là điều kiện cho cặp GBP/USD, điều kiện này có thể điều chỉnh lại với cặp tiền khác).
Nếu giá của ngày trước là một “Inside bar” thì bạn cần phải cẩn thận khi mở giao dịch trong ngày kế tiếp. Bởi vì nến dạng “inside bar” là một dấu hiệu tốt cho breakout trong ngày kế tiếp theo cả 02 hướng, và đây lại là điều không tốt cho hệ thống này.
Nếu bạn quyết định mở giao dịch trong ngày kế tiếp thì đặt “Buy Stop order” trên giá cao nhất của ngày trước + 5 pips và “Sell stop order” bên dưới giá thấp nhất của ngày trước – 5 pips.
Đặt stop loss cho giao dịch Long dưới giá thấp nhất của ngày trước – 3 pips và cho giao dịch Short trên giá cao nhất của ngày trước + 3 pips.
Giá trị pips thêm vào cho order và stop loss có thể điều chỉnh khi bạn nắm được thuộc tính biến động của cặp tiền mà bạn chọn.
Nguyên tắc đóng giao dịch:
Khi giao dịch được mở thì giữ nguyên cho đến hết ngày, khi hết ngày điều chỉnh stop loss cho giao dịch dựa theo nến mới; giữ giao dịch cho đến khi đạt 100 pips thì có thể đóng giao dịch để thu lợi.
Một phương pháp khác là bạn có thể mở 02 giao dịch, giao dịch thứ nhất sẽ được đóng khi đạt lợi nhuận 100 pips, và giao dịch thứ 2 sẽ để tiếp đến khi bạn quyết định đóng (hoặc có thể sử dụng trailing stop).
Đóng các giao dịch đang mở (dù lời hay lỗ) nếu nến của ngày hôm đó trở thành dạng Doji hay gần như một doji (nghĩa là giá mở gần bằng giá đóng).
Bạn cũng đóng các giao dịch nếu gặp dạng Shooting Star trong xu hướng lên hoặc Hammer trong xu hướng xuống.
Hãy xem ví dụ dưới đây:
Chúng ta sẽ bắt đầu từ nến đầu tiên là nến được khoanh tròn.
Nến thứ nhất: (high – low trên 90 pips) cho phép mở giao dịch trong ngày kế tiếp vì vậy đặt các order.
Nến thứ 2: giá không vượt qua giá cao nhất và thấp nhất của nến thứ nhất cho nên không có giao dịch mở. Hết ngày: nến thứ 2 biến động hơn 90 pips nên chúng ta điều chỉnh lại order theo nến thứ 2. Do nến thứ 2 là dạng Inside bar nên nếu bạn quyết định giao dịch thì rủi ro sẽ cao hơn.
Nến thứ 3: giao dịch long được mở. Hết ngày: giao dịch đang lỗ nhưng không chạm stop loss, chúng ta giữ giao dịch và điều chỉnh stop loss dưới giá thấp nhất của nến thứ 3 là – 3 pips. Nến thứ 3 biến động ít hơn 90 pips nên ngày tiếp theo sẽ không order thêm mà chỉ giữ giao dịch đang có.
Nến thứ 4: khi đạt giao dịch đạt lợi nhuận mong muốn đóng giao dịch.
Nến thứ 5: không giao dịch khi giá không vượt khỏi phạm vi nến ngày trước đó. Hết ngày: nến thứ 5 ít hơn 90 pips và là Inside bar do đó không order trong ngày kế tiếp.
Nến thứ 6: chúng ta không giao dịch, nếu đặt order theo hệ thống này thì có thể cả 02 order đều mở và bị đóng bởi stop loss. Cuối ngày chúng ta sẽ đánh giá lại đồ thị và quyết định cho ngày kế tiếp.
Nến thứ 7: mở giao dịch Long và stop loss đặt dưới giá thấp nhất của nến thứ 6, giao dịch này mang đến cho chúng ta hơn 150 pips. Hết ngày: tiếp tục đặt order cho ngày kế tiếp.
Bạn có thể dễ dàng xác định mức thu lợi nếu bạn xác định được mức biến động trung bình của cặp tiền. Mức thu lợi khoảng một nửa mức biến động trung bình.
VD:
- GBP/USD có mức biến động trung bình là 180-200 pips
- EUR/USD có mức biến động trung bình là 110-120 pips
- USD/JPY có mức biến động trung bình là 80-90 pips
- USD/CHF có mức biến động trung bình là 120-130 pips
#2. Breakout của Breakout
Hệ thống này phát triển dựa trên hệ thống “Midnight setup” nhưng có thể kết hợp với các hệ thống khác. Hệ thống này có thể loại bỏ bớt các breakout giả trong hệ thống “Midnight setup”.
- Setup: Đồ thị ngày và 5 phút, không cần các công cụ khác.
Nguyên tắc mở giao dịch:
Sử dụng nguyên tắc từ hệ thống “Midnight setup” chúng ta mở giao dịch khi giá cao nhất hoặc thấp nhất của ngày trước đó bị phá vỡ.
Tuy nhiên, thay vì order bên trên và bên dưới giá cao nhất/ thấp nhất của ngày trước đó chúng ta sẽ đợi đến khi breakout xảy ra. Bạn có thể đặt tín hiệu cảnh báo trên trading platform để khi có breakout thì bạn sẽ được báo.
Ngay khi có breakout trên hoặc dưới nến của ngày trước đó chúng ta sẽ theo dõi đồ thị 5 phút, đợi đến khi kết thúc đợt biến động đầu tiên và giá retrace trở lại.
Và đây là cách trade theo breakout của breakout:
Trên đồ thị 5 phút, đánh dấu mức đạt đến tối đa của đợt biến động đầu tiên (giá cao nhất hoặc thấp nhất tùy thuộc vào chiều breakout) và đặt Buy Stop Order hoặc Sell Stop Order cách mức đánh dấu 10 pips (để tránh breakout giả).
Khá thường xảy ra trường hợp sau khi breakout trên đồ thị ngày, mức đạt đến tối đa trên đồ thị 5 phút trở thành mức kháng cự/ hỗ trợ mạnh. Giá không thể chạm lại mức này nữa, hoặc có thể chạm đến và tạo thành dạng double top/bottom rồi quay đầu. Không phải tất cả, nhưng nhiều giao dịch thua lỗ như thế này có thể tránh được nhờ trade theo breakout của breakout.
Khuyết điểm của hệ thống:
Trước tiên, chúng ta sẽ mở giao dịch chậm sau khi breakout xảy ra trên đồ thị ngày và do đó sẽ mất một ít pips.
Thứ hai, nếu breakout quá mạnh, việc retrace trên đồ thị 5 phút có thể không xảy ra hoặc xảy ra quá muộn. Cơ hội để giao dịch đối với trường hợp này rất ít.
Thứ ba, bạn không thể cài đặt vào buổi sáng rồi sau đó đi chơi. Bạn cần phải theo dõi đồ thị 5 phút để chờ retrace và cài đặt order.
#3. Giao dịch theo Fibonacci
Fibonacci là một công cụ hữu dụng đối với nhiều trader và là một công cụ mang lại nhiều lợi nhuận cho các giao dịch của họ.
- Khung thời gian: 3 giờ hoặc 4 giờ
- Cặp tiền: bất kỳ
- Công cụ: Fibonacci (công cụ chính), EMA 100 (xanh), SMA 150 (đỏ), RSI 14 (trên đồ thị ngày).
Chúng ta sẽ làm việc với các mức retrace Fibonacci: 0.382, 0.618 và 0.75. Mức stop loss khoảng 100 pips và sau đó điều chỉnh theo các mức “swing” cao/thấp mới nhất.
Profit target: no target is set as we will let the profits run.
Nguyên tắc:
Tìm đợt sóng biến động giá gần nhất có khoảng cách giữa đỉnh và đáy trên 100 pips. Sử dụng công Fibonacci trên đợt sóng đó, không quan tâm đợt biến động lên hay xuống, chỉ quan tâm kích thước đợt biến động.
Một số điều kiện sẽ sử dụng trong hệ thống này:
Khoảng giữa hai mức retrace Fibonacci 0.382 và 0.618 trên đồ thị sẽ được gọi là “must channel” (kênh quan trọng).
Các mức retrace Fibonacci sẽ luôn luôn được đánh số từ dưới lên, không quan tâm đợt sóng đi lên hay đi xuống. VD: bên dưới luôn luôn là các mức 0.25 rồi đến 0.382, 0.618 và cuối cùng bên trên là mức 0.75.
Nguyên tắc mở giao dịch:
Luôn luôn chỉ mở giao dịch theo các công cụ sau:
- EMA và SMA xác định xu hướng (VD: đường xanh bên trên – xu hướng lên, đường đỏ bên trên – xu hướng xuống)
- RSI: dưới 50 – chỉ order sell, trên 50 – chỉ order buy
Bây giờ, sau khi sử dụng Fibonacci trên đợt sóng lớn hơn 100 pips chúng ta đợi giá quay trở lại trong vùng “must channel” (ít nhất phải vào trong 1 pips).
Tuân thủ các nguyên tắc tiếp theo sau:
- Nếu toàn bộ nến (bao gồm cả phần bóng nến) đóng bên dưới mức 0.25 thì mở giao dịch short. Nếu lúc này đang có giao dịch long thì đây là lúc đóng giao dịch, và đây là một nguyên tắc đóng giao dịch.
- Nếu toàn bộ nến (bao gồm cả phần bóng nến) đóng bên trên mức 0.75 thì mở giao dịch long. Nếu lúc này đang có giao dịch short thì đây là lúc đóng giao dịch, và một lần nữa đây là một nguyên tắc đóng giao dịch.
Quan trọng: khi một đợt sóng khác lớn hơn 100 pips xuất hiện, vẽ lại Fibonacci trên đợt sóng mới. Các mức retrace sẽ thay đổi và chúng ta sẽ theo các mức retrace mới này.
Bạn cũng có thể giữ các mức Fibonacci cũ để nhìn tổng thể chung với các đợt sóng mới.
Giữ giao dịch, vẽ lại Fibonacci với mỗi đợt sóng mới và dời stop loss theo các đỉnh hoặc đáy của đợt biến động sau cùng (nói đơn giản là stop loss sẽ được điều chỉnh ngay bên dưới mức Fibonacci 0%) cho đến khi giao dịch đóng theo các nguyên tắc đã nói bên trên.
Hệ thống này hạn chế được các giao dịch thua lỗ, đóng giao dịch sớm và cho phép giữ giao dịch lâu dài và thu nhiều lợi nhuận.
Bạn có thể đóng hết giao dịch vào cuối ngày Thứ Sáu nếu không thích giữa qua cuối tuần.
#4. Giao dịch theo SMA 150, RSI (3), FULL STOCHASTIC (6, 3, 3)
Hệ thống này có khả năng thắng lớn nên được nhiều Forex trader sử dụng.
- Khung thời gian: ngày
- Cặp tiền: bất kỳ
- Công cụ: SMA 150, RSI (3) với các đường ngang tại mức 80 và 20, Full Stochastic (6, 3, 3) với các đường ngang tại mức 70 và 30.
Nguyên tắc giao dịch:
Mở giao dịch trong xu hướng lên: khi giá bên trên đường SMA 150 thì quan sát RSI chờ vượt xuống dưới 20. Sau đó quan sát Stochastic, khi các đường Stochastic cắt nhau xuất hiện và phải dưới 30 thì mở giao dịch long với nến giá mới.
Nếu một trong 02 điều kiện trên không thỏa thì không mở giao dịch.
Ngược lại với xu hướng xuống: khi giá bên dưới đường SMA 150, RSI đi lên trên 80 và Stochastic cắt nhau trên 70 thì mở giao dịch short
Stop loss được đặt và điều chỉnh theo đỉnh/đáy của đợt biến động mới nhất.
Nguyên tắc đóng giao dịch:
Cách 1: sử dụng Stochastic – các đường Stochastic cắt nhau trên 70 (với uptrend) hoặc dưới 30 (với downtrend).
Cách 2: sử dụng trailing stop – đối với uptrend đặt trailing stop khi lần đầu tiên Stochastic chạm 70. Đặt trailing stop dưới giá thấp nhất của nến trước đó và dời theo mỗi khi xuất hiện nến mới.
Hệ thống này cho phép xác định điểm mở giao dịch tốt với mức stop loss chặt và khả năng thu lợi nhuận cao.
Bạn có thể theo đổi nguyên tắc đóng giao dịch để tìm ra phương án tối ưu, ví dụ: sử dụng các công cụ khác như Fibonacci…
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
![]() | ![]() |