Forex là thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin Forex trên khắp các trang mạng. Tuy nhiên liệu bạn có thực sự tự tin với kiến thức của mình? Dưới đây là 3 sự thật mà có lẽ ngay cả bạn cũng chưa biết về thị trường Forex nè…
Forex không thực sự là thị trường trao đổi tiền tệ
Có lẽ đôi lần bạn sẽ tự hỏi tại sao chúng ta lại thường giới hạn chỉ giao dịch 7 cặp tiền tệ chính (như EUR, JPY, AUD…) mà không phải các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Lý do là các loại tiền tệ này không được phép trao đổi tự do mà bị chính phủ quốc gia đó kiểm soát tỷ giá hối đoái một nghiêm ngặt. Cụ thể, những chính sách đó không cho phép giá được xác định bởi cung – cầu. Điều này thường được thực hiện để ngăn chặn sự biến động của tỷ giá hối đoái hoặc để đạt được các mục tiêu nhất định.
Ví dụ: Nhân Dân Tệ được giữ ở mức thấp để Trung Quốc có thể dán nhãn “Made in China” lên hầu hết các mặt hàng với mức giá rất rẻ.
Trên thực tế, điều này khiến thị trường Forex chia thành 2 tầng là Onshore và Offshore.
Sẽ có một thị trường liên ngân hàng được quốc gia đó quản lý chặt chẽ (thị trường onshore) và một thị trường khác giao dịch trong các hợp đồng không trao đổi tiền tệ thực tế (hợp đồng non-deliverable). Những hợp đồng này thường không có sẵn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà được sử dụng làm công cụ phòng ngừa rủi ro cho các công ty đa quốc gia hoặc công cụ đầu cơ của các quỹ cũng như tổ chức khác.
Thị trường Forex ảnh hưởng lên tất cả các thị trường khác
Hầu hết các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng cổ phiếu, trái phiếu và Forex là những thị trường tách biệt. Tuy nhiên, sự thật lại không hẳn là vậy.
Trong số các thị trường tài chính thì thị trường Forex là thị trường có dòng vốn vào và ra cao nhất. Thông thường, tại một thời điểm bất kỳ nào đó, luôn có một hợp lưu của nhiều mối quan tâm khác nhau trên thị trường. Những quan tâm này có thể xuất phát từ: quỹ tương hỗ/ hưu trí, quỹ phòng hộ, nhà đầu cơ nhỏ hơn. thuật toán giao dịch, ngân hàng trung ương, phòng giao dịch của các ngân hàng, các công ty đa quốc gia…
Ví dụ, một dòng vốn lớn đổ vào chứng khoán Mỹ từ các quỹ hưu trí Nhật Bản sẽ cần phải đi qua cặp USD/JPY là điều chắc chắn!
Các trader cũng có thể tận dụng mối tương quan tài sản giữa các cặp tiền nhất định và các tài sản khác. Theo truyền thống, cặp USD/JPY và tiền tệ hàng hóa có mối tương quan chặt chẽ với tâm lý rủi ro, do đó ảnh hưởng đến cổ phiếu và trái phiếu. Gần đây, cặp USD/CAD đã được giao dịch chặt chẽ với giá dầu thô.
Tóm lại, khi có những bước chuyển lớn trên thị trường tiền tệ thì sẽ có sự phân nhánh ở một nơi khác.
Tầm quan trọng của USD
Giả sử bạn đang có kế hoạch đi du lịch và bạn sẽ phải đổi tiền VNĐ thành đồng tiền quốc gia đó. Tuy nhiên, về cơ bản thì bạn phải đổi VNĐ sang USD trước rồi mới được đổi từ USD thành đồng tiền mong muốn. Tại sao lại như vậy?
Bởi lẽ, USD là đồng tiền dự trữ của thế giới, tức là tất cả các loại tiền tệ chủ yếu được niêm yết theo USD. Do đó bạn cần phải chuyển đổi thông qua trung gian là đồng USD trước tiên.
Do đó, bất kỳ tiền tệ nào không được niêm yết theo USD thường có xu hướng có mức spread khá cao và thường phụ thuộc vào lãi suất giao dịch, xuất hiện trong các loại tiền tệ được liên kết theo địa lý như SGD/MYR hoặc JPY/KRW chẳng hạn. Vì thế nên, việc bạn đổi tiền ở đâu cũng ảnh hưởng đến việc bạn nhận được báo giá cạnh tranh hay không đấy!
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
![]() | ![]() |