Khi bạn trả chậm hay trả thiếu bất kỳ một khoản vay vốn nào tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính tín dụng thì đều sẽ bị ghi nhận nợ xấu. Sau đó bạn sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay những lần tiếp theo bởi vì bạn đã bị dính nợ xấu. Vậy nợ xấu là gì và tại sao lại bị dính vào nợ xấu của ngân hàng. Trong bài viết này Bitcoin Vietnam News sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều đó và cách để xóa bỏ đi nợ xấu toàn tập nhé.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu (Bad Debt) là các khoản vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng vẫn chưa được thanh toán đầy đủ và quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả.
Các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh từ trước thời điểm hiện tại một khoảng thời gian, cho dù đã tất toán nhưng vẫn hiện hữu trong lịch sử tín dụng của khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới điểm xếp hạng tín dụng của họ hoặc không nằm trong tiêu chí cho vay của ngân hàng. Do vậy các khách hàng có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu rất khó khăn hoặc gần như không thể vay mượn tại các tổ chức tín dụng.
Phân loại các nhóm nợ
Trên hệ thống CIC, người vay vốn sẽ được xếp vào 5 nhóm nợ sau đây
- Nợ nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn, nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%.
- Nợ nhóm 2: Dư nợ cần chú ý: các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày
- Nợ nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
- Nợ nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày/
- Nợ nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn, bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Theo định nghĩa chuyên ngành của ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng liệt vào nhóm 3 (nhóm dưới tiêu chuẩn ), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) của CIC.
Nếu bị ngân hàng liệt vào nợ xấu thì sẽ bị gì ?
Khi bạn tiến hành vay tín chấp hay vay thế chấp tại bất kỳ ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào, thì nơi đó sẽ cung cấp thông tin cho phía CIC, từ do CIC sẽ tổng hợp cơ sở dữ liệu e đánh giá và phản ánh lịch sử tín dụng của bạn thông qua một con số. Nếu con số này thuộc vào nhóm 3 tức là bạn đã bị nợ xấu ngân hàng.
Tin buồn là nếu bạn bị rơi vào nợ xấu thì khả năng vay vốn ngân hàng của bạn rất rất thấp, với từng nhóm thì sẽ có từng mức độ khác nhau :
Nhóm 1: Tùy từng mức độ tra quá hắn có thường xuyên hay không, nếu tốt và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
Theo đó, ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấu là nhóm 3 hoặc nhóm 4 hay nhóm 5. Do đó, mức độ của mỗi tổ chức tín dụng đánh giá sẽ có khác nhau. Đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.
Tin vui cho bạn là hiện nay một số ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng có CIC nằm trong nhóm 2 vay vốn, điển hình là ngân hàng Standard Chartered, công ty tài chính Prudential , FE Credit…Tuy nhiên cũng tùy vào trường hợp và lý do trả chậm của bạn mà tổ chức đó đánh giá như thế nào trước khi cho bạn vay vốn.
Nếu bạn có điểm CIC trong nhóm 3 đến 5 thì chắc chắn tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ bạn vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào, và bạn phải mất 2 năm thì điểm CIC của bạn sẽ trở lại bình thường, một số ngân hàng khác khó hơn nếu bạn rơi vào nợ xấu thì họ vĩnh viễn không cho bạn vay tiền nữa dù bao nhiêu thời gian.
Cách kiểm tra xem bản thân có bị nợ xấu không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có thể bị ghi nhận nợ xấu trên hệ thống CIC. Phổ biến nhất có thể kể đến việc chậm trả các khoản vay tín chấp, vay thế chấp tại ngân hàng, sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dẫn đến mất khả năng thanh toán nên không trả đúng hạn cho ngân hàng, không biết hoặc quên mất các khoản phí phạt thẻ tín dụng, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.
Nếu đang nghi ngờ, hoặc băn khoăn không nhớ mình có khoản trả chậm hay quên thanh toán nào dẫn tới nợ xấu không, bạn có thể tra cứu thông tin lịch sử tín dụng của mình.
Hiện nay, hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao. Chỉ các nhân viên ngân hàng hoặc các chức vụ liên quan mới được quyền tra soát thông tin lịch sử tín dụng trên hệ thống. Vì vậy, bạn không thể tự tra cứu thông tin CIC trực tuyến. Khi có nhu cầu, bạn có thể kiểm tra bằng cách đem chứng minh nhân dân trực tiếp tại địa chỉ:
Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia
- Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
- Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nợ xấu có vay ngân hàng được không?
Tùy từng mức độ nợ xấu của bạn, hay món nợ của bạn đang thuộc nhóm nào mà ngân hàng sẽ cân nhắc về khả năng vay vốn của bạn. Nhất là đối với vay tín chấp, nếu bạn có nợ xấu, ngân hàng sẽ đánh giá uy tín của bạn thấp, và sẽ khó có thể vay tín chấp ngân hàng.
Nếu bạn đang ở nợ nhóm 1, nhóm 2
Ngân hàng sẽ căn cứ thêm vào mức độ trả nợ quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu không thường xuyên thì bạn vẫn có thể được phê duyệt các khoản vay sau khi đã trả hết nợ tại ngân hàng.
Các khách hàng có nợ nhóm 1 sẽ vay vốn dễ hơn khách hàng có nợ nhóm 2. Theo đúng quy định thì sau 12 tháng kể từ khi trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng của người vay vẫn có thể đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, và thu nhập của khách hàng cao, đảm bảo khả năng trả nợ
Nhiều ngân hàng hiện nay thắt chặt điều kiện vay vốn thì các khách hàng có nợ nhóm 2 vẫn có thể vay vốn tại các tổ chức tài chính khác như: FE Credit, Home Credit, Easy Credit,…
Nếu bạn đang có nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5
Trường hợp này thì tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào. Đặc biệt, một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, thì khi bạn đã bị nợ xấu sẽ không thể vay vốn ngân hàng. Ngay cả khi đã nhiều năm qua đi.
Ngoài ra, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng rất mong manh. Ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn. Bạn có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấu là nhóm cao hơn tùy theo khỏa nợ và số ngày trễ hẹn của bạn. Mức độ đánh giá sự nghiêm trọng của nợ xấu ở mỗi ngân hàng cũng khác nhau. Vì vậy, hãy thật thận trọng và đừng để nợ xấu xảy ra.
Cách xóa nợ xấu của ngân hàng
Nợ xấu không cập nhật ngay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, để góp phần cải thiện được tình trạng nợ xấu thì hãy thực hiện nghiêm túc những vấn đề dưới đây:
- Ngay lập tức thanh toán hết các khoản nợ và khoản phạt của mình, việc thanh toán toàn bộ những khoản nợ như thế này chính là cách tốt nhất để giải quyết nợ xấu.
- Hãy đăng ký với nhân viên tín dụng, khi có thông tin về vay tiêu dùng họ sẽ báo cho bạn.
- Thông tin tín dụng của bạn sẽ được cập nhật tùy thuộc vào đơn vị cho vay mà bạn mắc phải nợ xấu, thời gian cập nhật tùy vào mỗi đơn vị đó, từ 1 đến 3 tháng.
Nhưng tốt nhất các bạn cần phải có cách phòng tốt nhất bằng những cách như sau:
- Hoạch định lại tài chính của mình, xem mức thu nhập ổn định của mình, vì có rất nhiều trường hợp bị mất khả năng chi trả.
- Đối với những tổ chức chấp nhận cho vay tín chấp mặc dù bị nợ xấu thì các bạn nên cẩn thận vì có thể đây là một cách lừa đảo.
- Khi đã bị nợ xấu thì cách tốt nhất nên cải thiện nó chứ không nên mất thời gian để liên hệ ở Ngân hàng hoặc tổ chức khác vì nguyên tắc hoạt động phải tuân thủ lịch sử tín dụng.
Cách phòng tránh nợ xấu
- Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên
- Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
- Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sản thế chấp bị xử lý, gán nợ
- Bị kiện ra tòa do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác
Trước khi tiến hành vay thế chấp hay vay tín chấp, bạn nên tính trước xem là mình phải trả bao nhiêu tiền một tháng, rồi sau đó đành nhìn lại nhu cầu và mức thu nhập của bạn xem có đáp ứng được hay không, nếu cảm thấy số tiền phải trả hàng tháng qua cao gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất không nên vay tiền.
Không nên cố gắng đi vay tiền khi lịch sử vay tiền của bạn trong 2 năm gần nhất không được tốt lắm. Đặc biệt những bạn sử dụng Credit Card thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt. Nếu có vay khoản vay nào thì tốt nhất bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
![]() | ![]() |