• About us
  • Kinh Nghiệm Crypto
  • Crypto Trading
  • Crypto Trending
  • Newbie
  • Bitcoin

Bitcoin Vietnam News

Tin tức Bitcoin, Blockchain và tiền điện tử mới nhất mỗi ngày

Hội sở ngân hàng là gì? Sự khác biệt giữa hội sở và chi nhánh ngân hàng

Bitcoin Vietnam News 21/01/2021

Bài viết dưới đây của Bitcoin Vietnam News sẽ giải thích Hội sở là gì? Cách nhận biết hội sở, cách phân cấp mô hình tổ chức của một ngân hàng, và có thể đến Hội sở ngân hàng để giao dịch hay không?

Nội dung bài viết ẩn
1. Hội sở là gì?
2. Các hoạt động diễn ra tại Hội sở ngân hàng
3. Sự khác nhau giữa Hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch…
3.1. Chi nhánh ngân hàng
3.2. Sở giao dịch ngân hàng
3.3. Phòng giao dịch ngân hàng
4. Có nên đến Hội sở để giao dịch hay không?

Hội sở là gì?

Hội sở ngân hàng hay còn được hiểu là trụ sở chính của một ngân hàng nào đó. Hội sở được xem là đầu não của ngân hàng, được xếp cao nhất trong tổ chức. Tại đây có nhiều phòng ban khác nhau, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch cũng như giải quyết tất cả các nhu cầu.

Phần lớn ngân hàng sẽ đặt Hội sở ở những thành phố lớn. Ngoài mục đích thu hút sự quan tâm của khách hàng, đây còn là cách giúp khách hàng dễ dàng tìm đến. Thông thường mỗi ngân hàng chỉ có một Hội sở, cũng có một số ngân hàng có hai Hội sở, nhưng con số này rất ít.

Hội sở là nơi tập trung nhiều ông “sếp lớn” của một ngân hàng, đầy đủ các quyền hành khác nhau. Hội sở là nơi đưa ra chính sách, chiến lược quan trọng chi phối hoạt động của ngân hàng.

Các hoạt động diễn ra tại Hội sở ngân hàng

Các hoạt động tại Hội sở vẫn liên quan tới giao dịch nhưng hình thức có phần khác biệt.

  • Tại Hội sở còn diễn ra các cuộc họp hội đồng, nơi các nhà điều hành cấp cao báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng.
  • Họp bàn về các vấn đề kinh doanh, đưa ra chính sách, chiến lược phát triển nhằm mang lại chính sách phát triển tốt nhất.
  • Đưa ra những quyết định liên quan tới chính sách, quy định vay vốn…sau đó ban bố tới các chi nhánh của ngân hàng.

Sự khác nhau giữa Hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch…

Dưới đây là những thông tin giúp bạn phân biệt Hội sở với phòng giao dịch và chi nhánh ngân hàng.

Chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng dưới quyền của Hội sở ngân hàng. Tại chi nhánh ngân hàng, các chức năng và nghiệp vụ vẫn được thực hiện bình thường. Thông thường, chi nhánh ngân hàng sẽ được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên cả nước.

Nếu Hội sở chỉ có 1 hoặc 2 nhưng chi nhánh có rất nhiều. Điều này sẽ mang tới cho khách hàng sự thuận tiện, dễ dàng tìm được ngân hàng để thực hiện giao dịch. Trong chi nhánh ngân hàng lại được phân cấp thành chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2.

Tiêu chí để phân cấp chi ngân hàng là dựa trên hiệu quả công việc lợi nhuận ngân hàng đem lại. Theo đó, lợi nhuận ngân hàng nào lớn hơn thì sẽ được phân cấp ngân hàng cấp 1, lợi nhuận ngân hàng nào thấp hơn là ngân hàng chi nhánh cấp 2.

Sở giao dịch ngân hàng

So với Hội sở và chi nhánh ngân hàng thì sở giao dịch có quyền hơn thấp hơn. Do cơ cấu tổ chức của sở giao dịch nhỏ hơn nên thường được đặt tại địa phương, các quận huyện. Tuy nhiên, đây lại là nơi có lượng khách hàng đông nên có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Thông thường, một chi nhánh ngân hàng có nhiều sở giao dịch khác nhau. Nhưng, sở giao dịch sẽ bị hạn chế một số chức năng, tại nhiều địa phương, sở giao dịch chỉ dùng để huy động vốn tiết kiệm hoặc các khoản vay tín dụng.

Phòng giao dịch ngân hàng

Thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ cơ bản. Với ngân hàng TMCP(thương mại cổ phần) sẽ có những quy định chung về phòng giao dịch gồm: Ban kế toán, ngân quỹ, Ban tổng hợp và Ban khách hàng…

Như vậy có thể thấy rằng, sự phân cấp của ngân hàng được thể hiện từ cao nhất đến thấp. Tuy nhiên, tất cả đều thuộc quyền hành quản lý của Hội sở ngân hàng.

Có nên đến Hội sở để giao dịch hay không?

Tại Hội sở ngân hàng vẫn có thể giao dịch tài chính, vì vậy mọi người có thể đến đây để thực hiện giao dịch tài chính.

Đến Hội sở để giao dịch thì bạn nên cân nhắc những yếu tố sau đây:

  • Vị trí địa lý của bạn đến Hội sở có xa hay không? Mục đích mà sau hội sở ngân hàng có những chi nhánh được thành lập chính là để giải quyết vấn đề khoảng cách địa lý của khách hàng với ngân hàng. Chính vì vậy nếu bạn ở gần 1 chi nhánh nào đó thì việc đến Hội sở có lẽ là không cần thiết.
  • Khoản tiền mà bạn muốn giao dịch (rút tiền, chuyển tiền, vay vốn,…) có giá trị có cao hay không? Thường thì các chi nhánh chỉ có thể giải quyết với hạn mức tối đa là 2 tỷ đồng. Trong trường hợp bạn có nhu cầu giao dịch nhiều hơn thế thì bạn nên đến Hội sở ngân hàng.
Chia sẻ
icon f icon t icon tl

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook GroupTelegram

Bài viết liên quan

Correspondent Bank là gì?
Current Account là gì?
Saving Account là gì?

Sidebar chính

QUẢNG CÁO

BXB

Bitcoin Vietnam News © 2016-2021