• About us
  • Kinh Nghiệm Crypto
  • Crypto Trading
  • Crypto Trending
  • Newbie
  • Bitcoin

Bitcoin Vietnam News

Tin tức Bitcoin, Blockchain và tiền điện tử mới nhất mỗi ngày

False Breakout là gì? Chiến thuật giao dịch phá vỡ giả như thế nào?

Bitcoin Vietnam News 14/01/2021

Chiến lược giao dịch Break Out khá đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên vấn đề mà các trader quan tâm là hiện tượng Breakout giả, hay còn gọi là False Breakout, thường xuất hiện làm nhiễu tín hiệu của thị trường và có nguy cơ khiến giao dịch trở nên thua lỗ. Nhưng một vài trường hợp, False Breakout vẫn có thể đem lại lợi nhuận cho trader. Tại sao lại như vậy? Trong bài viết này, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu False Breakout là gì và làm thế nào để giao dịch trước hiện tượng nhiễu loạn thông tin trong thị trường Forex.

Nội dung bài viết ẩn
1. False Breakout là gì?
2. Các loại False Breakout thường gặp
2.1. False Break Out vùng đỉnh
2.2. False Break Out vùng đáy
3. Định vị False Breakout
4. Một ví dụ khác về False Breakout
5. Cách thức phòng tránh thua lỗ bởi False Breakout
5.1. Tránh những lệnh bắt đỉnh bắt đáy
5.2. Tránh đặt stop loss quá sát với lệnh giao dịch

False Breakout là gì?

False Breakout xảy ra trên biểu đồ giá khi xu hướng thị trường đang phá vỡ một mức giá nào đó, nhưng sau đó đột ngột đổi hướng. Khi có Break Out, nhiều Trader bị cuốn vào xu hướng thị trường đang Breakout. Những Traders này đôi lúc phải giữ lại lệnh đó khi hiện tượng False Breakout xảy ra, kết quả là giá chạm vào ngưỡng Stop Loss.

Đây là một ví dụ dễ hiểu về khái niệm False Breakout:

False Breakout là gì?

Các loại False Breakout thường gặp

False Break Out vùng đỉnh

Khi thị trường đang cố gắng tăng lên nhưng không thể đóng nến trên vùng giá kháng cự cũ, từ đó hình thành sự bứt phá thất bại (False Break).

False Break Out vùng đỉnh

False Break Out vùng đáy

Trong trường hợp False Break Out vùng đáy, chúng ta cũng có thể thấy một cây nến có bóng khá dài được rút lên ngay ngưỡng hỗ trợ của giá trước đó. Đây là sự phá vỡ đáy giả nhầm đá bay stop loss của những lệnh buy bắt đáy.

False Break Out vùng đỉnh

Định vị False Breakout

Sau nhiều lần thua lỗ từ thị trường, bạn bắt đầu nhận ra rằng False Breakout có thể là một cơ hội để bạn vào lệnh khá tốt. Về cơ bản, nếu Breakout xảy ra và theo chiều giá tăng, thì bạn vào lệnh Sell và ngược lại. Tuy nhiên để làm được điều đó thì bạn cần học cách dự đoán và phân biệt được đâu là Breakout giả và đâu là Breakout thật.

Có một cách để xác định được Breakout giả là quan sát thật kỹ vào khối lượng giao dịch. Một Breakout thật sự thông thường có khối lượng giao dịch tăng lên mạnh mẽ. Khi khối lượng giao dịch thấp, có nhiều khả năng là hiện tượng False Breakout.

Định vị False Breakout

Hãy quan sát lại hiện tượng False Breakout ban đầu:

Định vị False Breakout

Phần dưới thanh Volume chính là khối lượng giao dịch của đoạn giá trước khi xảy ra Breakout. Bạn có thể thấy khối lượng giao dịch ở khoảng thời gian đó không tăng lên, đây chính là phản ứng của thị trường, cho thấy mọi người không hứng thú khi hiện tượng Breakout xảy ra.

Một ví dụ khác về False Breakout

Hãy nhìn vào ví dụ này, đây là một ví dụ rõ ràng hơn, cũng như đưa ra cho bạn mức Stop Loss và Take Profit để chúng ta giao dịch:

Định vị False Breakout

Khi quan sát biểu đồ H1 của cặp GBP/USD, chúng ta nhận thấy có một mức hỗ trợ mạnh tại ngưỡng 1.279 và đã được test 3 lần. Đột nhiên một thanh nến đóng cửa bên dưới mức hỗ trợ đó, đây không phải là một tín hiệu thực sự đáng tin, kèm theo đó là yếu tố khối lượng giao dịch giảm xuống lại càng củng cố thêm nhiều niềm tin rằng thị trường đang có hiện tượng False Breakout. Tiếp đó, là hiện tượng từ chối Breakout lại được biểu thị bằng mô hình Bullish Engulfing. Đây chính là cơ hội để vào lệnh Buy

Chúng ta Stop Loss tại bên dưới mô hình nến Engulfing. Take Profit khi khối lượng giao dịch có giấu hiệu giảm lại.

Cách thức phòng tránh thua lỗ bởi False Breakout

Tránh những lệnh bắt đỉnh bắt đáy

Điều đầu tiên bạn nên nhớ đó là thị trường Forex không có đáy và đỉnh thực sự nếu mô hình vẫn chưa hình thành. Có một câu nói là “đỉnh hôm nay có thể là đáy ngày mai, đáy hôm nay có thể là đỉnh ngày mai”. Thế nên bạn cần phải có sự xác nhận của thị trường tại vùng giá đó sẽ là cây nến đóng cửa qua được hay rút chân lại, từ đó chúng ta có thể đưa ra quyết định vẫn chưa muộn. Hãy luôn thật chắc chắn và đừng mạo hiểm với túi tiền của bạn.

Tránh đặt stop loss quá sát với lệnh giao dịch

Các bạn thường hay nghĩ rằng một lệnh giao dịch với stop loss càng ngắn càng tốt nhưng trong thực tế nó chỉ đúng một phần, vì lúc thị trường biến động mạnh, những stop loss ngắn quá ngắn sẽ dễ dàng bị thổi bay nếu không đặt ở những vị trí an toàn hơn, nhất là đối với tình huống False Breakout thì dễ dàng bị stop loss lệnh giao dịch đó. Vậy nên hãy cho lệnh giao dịch của bạn có cơ hội được tồn tại đủ lâu nhé.

False Break Out vùng đỉnh

Chia sẻ
icon f icon t icon tl

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook GroupTelegram

Bài viết liên quan

Tín hiệu giao dịch (Trade Signal) là gì?
Phương pháp Wyckoff là gì?
MT6 là gì? MT6 có phải là trò lừa đảo ăn theo MT4 và MT5?

Sidebar chính

QUẢNG CÁO

BXB

Bitcoin Vietnam News © 2016-2021