Exit Scam là vấn đề gây nhức nhối xã hội trong thời đại Internet, nhất là trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử, vậy Exit Scam là gì?, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Exit Scam là gì?
Exit Scam là thủ đoạn tạo sự tin tưởng, sau đó nhận tiền của nạn nhân rồi bỏ trốn hoặc không thực hiện các dịch vụ như đã giao kèo. Ví dụ về Exit Scam là bạn mua sản phẩm A từ 1 shop bán hàng online nào đó, bạn đã trả tiền nhưng không nhận được hàng giao.
Exit Scam thường xuất hiện trong lĩnh vực nào?
Exit Scam thường xuất hiện trong các lĩnh vực phổ biến hiện nay như bán hàng online, bán hàng trái pháp luật (hàng lậu, hàng cấm) hoặc có thể cả trong lĩnh vực tiền thuật toán hoặc thanh toán điện tử. Đặc điểm của các lĩnh vực này là (1) nạn nhân không biết thông tin chủ cửa hàng hoặc địa điểm chính xác cửa hàng (bán hàng online), (2) nạn nhân không dám hoặc không thể báo cơ quan chức năng (mua hàng lậu, hàng cấm), (3) ngành nghề hoạt động không hợp pháp hoặc không có cách thức đòi lại được (tiền thuật toán, Neteller, Skrill, Webmoney…)
Thủ đoạn để thực hiện Exit Scam
Có rất nhiều thủ đoạn mà bọn lừa đảo sử dụng Exit Scam để lừa nạn nhân. Có thể kể đến như việc chúng tạo uy tín giả tạo thông qua việc xây dựng, đánh bóng hình ảnh, sau đó nhận đơn hàng và chiếm dụng số tiền của nạn nhân. Bọn lừa đảo cũng có thể xây dựng các trang bán hàng giá rẻ để thu hút nạn nhân. Đối với lĩnh vực tiền thuật toán cryptocurrency mới mẻ, do tính ẩn danh của nó, bọn lừa đảo của thể thực hiện các ICO lừa đảo, nhận tiền mua token của nạn nhân rồi sau đó bỏ trốn như trường hợp của startup Confido nói trên.
Ví dụ một số trường hợp Exit Scam
Exit Scam ở Việt Nam gần đây hay xảy ra trong giới trading là việc mua bán Neteller / Skrill và bên mua chuyển tiền VND qua cho bên bán nhưng bên bán không chuyển Neteller / Skrill lại, hoặc bên bán chuyển Neteller / Skrill rồi nhưng bên mua không chuyển tiền VND. Ngoài ra, các dịch vụ forex cũng hay có trường hợp như nhận tiền để dạy học nhưng ôm tiền biến mất.
Làm sao để tránh Exit Scam?
Không có cách nào có thể chống Exit Scam hoàn toàn được. Chỉ có thể phòng ngừa với xác suất cao mà thôi.
Mặc dù khó xác định tính thực tế của khoản đầu tư và cũng khó để biết được dự án ICO có đáng tin hay không, các nhà đầu tư vẫn có thể lưu ý những điểm sau đây trước để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Sự tín nhiệm
Thách thức lớn nhất với thế giới tiền ảo là trách nhiệm và quyền sở hữu. Trong khi đầu tư thông thường trên sàn khó sinh lời cao, các dự án ICO lại trông rất hứa hẹn. Tuy nhiên, nếu là nhà đầu tư, bạn phải xác minh được thông tin của những người chủ dự án. Hãy kiểm tra cơ bản về các nhà quảng bá cho dự án ICO cũng như cộng đồng đứng sau họ và ý kiến từ nhiều hướng của những người chơi.
Dự án quá hứa hẹn đến mức phóng đại
Gặp một dự án “quá hời”, bạn nên đặt câu hỏi: Nó có đáng tin không? Bởi câu hỏi rất có thể là không.
Một ví dụ điển hình đã từng xảy ra là BitConnect. BitConnect hứa hẹn với các nhà đầu tư mức lợi nhuận hàng ngày ổn định 1%, có nghĩa một khoản đầu tư ban đầu trị giá 1.000 đô la có thể giá trị 50 triệu đô la trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, sau dự án ICO thành công từ tháng 12 năm 2016, BitConnect đột ngột đóng cửa các dịch vụ cho vay và giao dịch vào tháng 1 năm 2018.
Thời điểm này, BitConnect đã trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh và phát triển mạng lưới cơ sở khách hàng khá lớn, mức vốn hoá vượt quá 2,7 tỷ đô la trong tháng 12 năm 2017. Tuy nhiên, con số này đã đột nhiên giảm xuống chỉ còn 17 triệu đô la vào tháng 3 năm 2018.
Whitepaper phải đạt chuẩn
Whitepaper là một tài liệu quan trọng cung cấp thông tin chi tiết và lộ trình phát triển của dự án ICO từ khi huy động vốn cho đến lúc phát triển thành công ty. Một ICO tiềm năng và đầy đủ thông tin sẽ cho bạn đánh giá được khả năng thành công của nó trong tương lai.
Mô hình hoạt động của dự án
Bạn phải xem xét liệu dự án tiền điện tử đó có một mô hình làm việc không? Một số dự án phải đi từ con số không, nhưng nếu muốn nhận được sự tin tưởng và đầu tư của mọi người, họ phải chứng minh được sự phát triển của mình qua từng giai đoạn.
Quá nhiều quảng cáo
Quảng cáo tràn lan có thể là một dấu hiệu khác của Exit Scam. Ở Ấn Độ, quảng cáo dự án ICO mới bởi những người sáng lập ít được biết đến là điều bình thường.
Nếu một dự án quảng cáo rầm rộ nhưng lại không đưa ra những thông tin xác đáng về dự án, cũng như không xác thực được những người đứng sau, bạn cũng cần phải xem xét.
Lưu ý thêm
- Nếu mua hàng online thì nên chọn các nơi bán hàng lớn, uy tín, đã tồn tại lâu hoặc bạn biết rõ chủ cửa hàng, địa điểm cửa hàng.
- Không nên mua các sản phẩm trái pháp luật như hàng cấm, hàng lậu vì cơ quan nhà nước sẽ không bảo vệ bạn nếu bạn bị Exit Scam.
- Nếu đầu tư vào lĩnh vực tiền thuật toán, bạn cần phải xác định rủi ro mất hết tiền đầu tư vì lĩnh vực này hoàn toàn chưa có luật quản lý, đặc biệt là các ICO – phát hành token lần đầu ra công chúng.
Chúng ta phải tự bảo vệ mình trước thôi, vì có bị Exit Scam và đi đòi tiền thì chắc còn lâu mới đòi được.
Kết luận
Exit Scam khá phổ biến trong thị trường tài chính, tiền tệ. Đặc điểm của thị trường Cryptocurrency ít chịu quản lý khiến cho rủi ro đến từ Exit Scam càng cao. Do vậy, bạn cần phải cân nhắc và xem xét kỹ những yếu tố trên để có thể tránh được Exit Scam.
Trên đây mình đã tìm hiểu và giới thiệu sơ lược về Exit Scam là gì cho cộng đồng được rõ. Hi vọng không có bạn nào trở thành nạn nhân của Exit Scam nữa.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
![]() | ![]() |