• About us
  • Kinh Nghiệm Crypto
  • Crypto Trading
  • Crypto Trending
  • Newbie
  • Bitcoin

Bitcoin Vietnam News

Tin tức Bitcoin, Blockchain và tiền điện tử mới nhất mỗi ngày

Đòn bẩy tài chính là gì? Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Bitcoin Vietnam News 25/01/2021

Trong lĩnh vực tài chính một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên đó chính là “đòn bẩy”. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao các doanh nghiệp hiện nay lại sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản hoạt động.

Nội dung bài viết ẩn
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
2. Ưu điểm đòn bẩy tài chính
3. Vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính?
4. Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
4.1. Hệ số Nợ/Tổng tài sản
4.2. Hệ số Nợ/Vốn
4.3. Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu
4.4. Hệ số đòn bẩy tài chính
4.5. Hệ số chi trả lãi vay
5. Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính
6. Lời kết

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).

Đòn bẩy tài chính chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

Ưu điểm đòn bẩy tài chính

Đầu tiên đòn bẩy tài chính tối ưu hóa nguồn tiền. Ví dụ dễ hiểu, bạn có 150 triệu trong tay, nếu không dùng đòn bẩy tài chính thì bạn có thể chỉ có thể mua nửa lô đất. Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính, bạn có thể mua được 2,3 lô đất để đầu tư sinh lời.

Chủ động với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường. Thông thường, khi có dự định đầu tư. Các chủ đầu tư đã có những dự toán, kế hoạch cụ thể, phán đoán tiềm năng đầu tư sinh lời trong tương lai. Họ nhận định rằng trong khoảng vài tháng tới việc đầu tư này chắc chắn hiệu quả thì việc sử dụng đòn bẩy kinh tế giúp họ nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh.

Giảm thiểu rủi ro vay vốn vì nếu sử dụng đòn bẩy từ nguồn vốn ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn, uy tín, ít biến động hơn nếu vay những nguồn vốn khác. Đặc biệt, vay từ ngân hàng, phía ngân hàng thường đảm bảo tính pháp lý, họ sẽ thẩm định lại về giá trị bạn muốn đầu tư để cho vay.

Cân đối quản lý tài chính hiệu quả hơn: sử dụng đòn bẩy tài chính này, bạn buộc phải cân đối tài chính hàng tháng hợp lý, trả nợ đúng hạn.

Lãi suất ưu đãi: hầu hết các ngân hàng cho vay đều có lãi suất cực kỳ ưu đãi tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển. So với lãi suất các nguồn vay nóng bên ngoài, thì lãi suất ngân hàng tương đối thấp và ổn định.

Hiện nay, các ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi và hấp dẫn cho khách hàng có nhu cầu vay vốn kinh doanh, đầu tư bất động sản, mua nhà,…

Vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính?

Các doanh nghiệp hiện nay ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính bởi một số lý do sau:

– Nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng nợ vay, với mục đích bù đắp sự thiếu hụt vốn và mong muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS).

Và thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để kinh doanh bất động sản thành công và thu về một khoản lợi nhuận khủng.

Ví dụ: Anh T mua một căn nhà đang trong giai đoạn thi công mới mức giá ưu đãi, được giảm 20% khoảng 1,4 tỷ đồng và trả trước 20% (280 triệu). Với chính sách vay vốn ưu đãi tại ngân hàng hiện nay, anh T đã vay tiền trả góp theo lịch trình thi công. Trong thời gian chờ căn nhà hoàn thiện, anh T rao bán lại căn hộ với mức giá 2 tỷ (giá nhà hoàn thiện). Sau thời điểm bán lại nhà, anh T mang về cho mình 600 triệu đồng, trừ đi khoản vay ngân hàng 400 triệu cùng các giá thành khác, anh T bỏ túi cho mình trên dưới 200 triệu đồng.

– Đòn bẩy tài chính như một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại đều nhờ vào sự khôn ngoan của chủ đầu tư khi lựa chọn cơ cấu tài chính, khả năng gia tăng lợi nhuận là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.

– Các doanh nghiệp còn sử dụng đòn bẩy tài chính như là “Lá chắn thuế”. Bởi khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận.

Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính luôn là con dao hai lưỡi. Nếu chúng được sử dụng hiệu quả và thực hiện đúng đắn thì sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sinh lợi cho doanh nghiệp mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu như tình hình kinh doanh trở lên xấu đi không như mong đợi thì nó có thể là “cơn ác mộng” với các chủ doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia phân tích kinh tế và các chủ doanh nghiệp từ các tập đoàn lớn thì không có con số cụ thể cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính bao nhiêu thì hợp lý. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng vốn cũng như là khả năng dự đoán chính xác tình hình kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể  dựa vào chỉ số bình quân trong ngành để làm căn cứ xác xác định tỷ lệ phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Có rất ít doanh nghiệp có thể tự hào nói rằng họ không có nợ. Trong khi đó, hầu hết các công ty đều phải vay nợ tại một thời điểm nhất định để dùng vào mua thiết bị, xây dựng văn phòng mới hoặc trả lương cho nhân viên. Đối với các nhà đầu tư, thì việc họ có dám thách thức bản thân đầu tư hay không còn phụ thuộc xem mức nợ của tổ chức có bền vững hay không. Để đánh giá điều này, các hệ số đòn bẩy tài chính là yếu tố nên được xem xét đầu tiên. Một hệ số đòn bẩy thấp hay cao có thể được tính toán bằng cách sử dụng phép đo đòn bẩy.

Hệ số Nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản đó. Điều này có nghĩa trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

Hệ số này nếu cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.

Hệ số nợ vay trên tổng tài sản nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết được tỷ số này cao hay thấp còn phải so sánh với tỷ số trung bình ngành.

Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, thì chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động được tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh.

Hệ số Nợ/Vốn

Hệ số nợ trên vốn (D/C) đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp cho biết trong tổng nguồn vốn của nó thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.

D/C cung cấp cho nhà phân tích và nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, cũng như cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động của nó.

Doanh nghiệp nào mà có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó hiện có thể có tình hình tài chính không khả quan lắm vì các khoản nợ sẽ làm gia tăng gánh nặng cũng như mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp.

Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, ta biết được tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.

Nếu D/E lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số với vốn hiện có, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm nhất định, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, D/E thấp có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp trong việc trả nợ nhưng nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và  đặc biệt là khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số đòn bẩy tài chính sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại  thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất những thay đổi cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ.

Tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp chưa biết tận dụng được nhiều lợi thế đòn bẩy tài chính. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE. Vì chúng ta biết  ROE có thể được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu bình quân.

Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.

Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này mà càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.  Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay của mình. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được không đủ trả lãi vay.

Mọi người thường băn khoăn rằng, liệu việc đi vay hay giữ nợ là một dấu hiệu tốt hay xấu. Trong trường hợp này, câu trả lời có thể là có, cũng có thể là không. Bởi vì ví dụ như, một công ty đang chuẩn bị mở một kho hàng mới vì nhu cầu mở rộng kinh doanh. Bây giờ, công ty này sẽ cần một khoản tiền để xây dựng kho. Để có khoản tiền này, họ có thể phải đi vay nợ. Do đó, công ty mong đợi vào doanh số bán hàng có thể tăng vọt trong thời gian tới để bù lại chi phí đi vay.

Bởi vì lãi vay là một chi phí tiêu tốn không bị tính thuế, do đó nợ đang trở nên ngày càng rẻ. Điều này lại  khiến cho việc vay nợ trở thành một cách  để thiết lập tài sản so với vốn chủ sở hữu . Tuy nhiên, vấn đề sẽ phát sinh khi khoản nợ này tăng lên. Số nợ lớn có thể biến thành một gánh nặng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Và trong trường hợp xấu nhất, phá sản là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.

Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn. Chính vì thế doanh nghiệp phải lưu ý một số vấn đề sau:

Khi chủ đầu tư thiếu định hướng rất dễ đưa tới tình trạng khủng hoảng hoặc nếu chủ đầu tư tính toán sai khiến việc mua bán khó khăn dẫn đến thực trạng ngưng đọng vốn, thậm chí nếu không kịp xoay sở có thể dẫn tới tình trạng trắng tay.

Việc lựa chọn nguồn vốn cũng phải hết sức thận trọng bởi nếu vay vốn với lãi suất cao thì lợi nhuận sẽ giảm, đồng thời nếu chẳng may gặp rủi ro thì việc lãi suất cao sẽ khiến cho nhà đầu tư điêu đứng. Hãy lựa chọn các ngân hàng đang có chương trình vay vốn ưu đãi như: Vietcombank, BIDV, Sacombank….

Hiện nay các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính như một “liều thuốc kích thích” với kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ, có thể đem lại lợi nhuận rất cao cũng có thể đem lại rủi ro. Chính vì thế các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư sinh lời.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên hữu dụng đối với những khách hàng đã và đang có ý định sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc đầu tư kinh doanh.

Chia sẻ
icon f icon t icon tl

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook GroupTelegram

Bài viết liên quan

ERP là gì? Kinh nghiệm triển khai ERP
Current Ratio là gì? Hạn chế của Current Ratio
Tài chính doanh nghiệp là gì?

Sidebar chính

QUẢNG CÁO

BXB

Bitcoin Vietnam News © 2016-2021