• About us
  • Kinh Nghiệm Crypto
  • Crypto Trading
  • Crypto Trending
  • Newbie
  • Bitcoin

Bitcoin Vietnam News

Tin tức Bitcoin, Blockchain và tiền điện tử mới nhất mỗi ngày

Đất nông nghiệp là gì? Thuế phí và thủ tục chuyển đổi hợp pháp

Bitcoin Vietnam News 14/01/2021

Đất nông nghiệp là gì? Các loại đất nông nghiệp và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào? Thuế phí phải nộp cũng như điều kiện để chuyển nhượng cần biết? Tất tần tật những kiến thức cần nắm về đất nông nghiệp quý anh/chị sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết ẩn
1. Đất nông nghiệp là gì?
2. Đất nông nghiệp chia thành những loại nào?
3. Sự khác nhau giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư
4. Các hình thức chuyển đổi đất nông nghiệp
5. Thủ tục và phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
5.1. Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
5.2. Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
6. Kết luận

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp (hay còn gọi là đất canh tác/ đất trồng trọt) là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Ở nước ta khái niệm đất nông nghiệp được hiểu cụ thể là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ và phát triển rừng.

Tại Việt Nam đất nông nghiệp chiếm một số lượng khá lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì nước ta là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, nên đây cũng chính là lý do vì sao diện tích đất nông nghiệp lại chiếm diện tích lớn đến thế. Tuy nhiên, vào những thập kỷ gần đây, người dân thường sử dụng đất nông nghiệp cho nhiều mục đích khác ngoài nông nghiệp. Điều này chứng tỏ sự phát triển lên đô thị ngày một mạnh dần

Đất nông nghiệp chia thành những loại nào?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất nông nghiệp được phân loại thành:

  • Đất rừng sản xuất: là đất rừng tự nhiên được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhằm bảo vệ, phát triển rừng cũng như khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái.
  • Đất rừng phòng hộ: là đất được sử dụng nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế thiên tai (chống xói mòn, chắn sóng, lấn biển,…), điều khí hậu.
  • Đất rừng đặc dụng: là đất được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên, cân băng hệ sinh thái rừng của quốc gia, ngoài ra còn được dùng để nghiên cứu khoa học hay khai thác du lịch sinh thái.
  • Đất trồng cây lâu năm: là loại đất sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên 1 năm (bạch đàn, phi lao,..) hoặc cây có thời gian sinh trưởng như cây hằng năm nhưng thu hoạch trong nhiều năm (cây dâu, cây ăn quảm,..).
  • Đất trồng cây hàng năm: là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch không quá 1 năm (cây hoa màu, mía đường,…).
  • Đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi: là loại đất sử dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm,.. đất trồng cỏ tự nhiên cho chăn nuôi.
  • Đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:
    • Đất nuôi trông thủy sản là những phần đất nội địa bao gồm ao, hồ, sông, ngòi,..v.v. những phần đất có mặt nước được giao để nhằm mục đích nuôi trồng và phát triển thủy sản.
    • Đất làm muối là phần diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối bao gồm Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.
  • Đất nông nghiệp dùng vào mục đích khác: bao gồm đất xây dụng nhà kính, các loại nhà khác phục vụ trồng trọt, đất nghiên cứu thí nghiệm, ươm tạo cây giống,..

Sự khác nhau giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư

Đất nông nghiệp được sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể kể ra như trồng trọt các loại lúa, cây ăn quả, hoa màu,…chăn nuôi các loại gia suc, gia cầm, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Đất thổ cư hay còn gọi tắt là đất ở được sử dụng vào mục đích là để ở, xây dựng nhà cửa và các công trình phục vụ cho đời sống dân sinh.

Trên thực tế thì đất thổ cư nếu chủ sở hữu chưa có ý định xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác, thì vẫn có thể trồng các loại hoa màu, hoặc làm một số hoạt động nông nghiệp khác trên đất của mình, nhưng đối với đất nông nghiệp, chủ sở hữu đất không thể xây dựng nhà ở hay các công trình trên đó, nếu muốn xây dựng thì phải xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Các hình thức chuyển đổi đất nông nghiệp

Căn cứ vào khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai 2013, liên quan đến thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp thì các trường hợp dưới đây phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

  • Chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) .
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm (lúa nước, hoa màu,..) sang đất trồng cây lâu năm; đất trồng rừng; đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
  • Chuyển đất rừng (phòng hộ,sản xuất, đặc dụng) sang nhóm đất nông nghiệp khác (đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản,…).

Thủ tục và phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ)

(Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý

Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm tra và có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Thẩm tra hồ sơ;

– Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

– Thông báo và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân nộp tiền;

– Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

(Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ)

Bước 4: Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu.

Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì:

Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Lưu ý:

Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất mà khó khăn về tài chính được trả nợ dần trong thời hạn tối đa 05 năm (Theo Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP).

Trên đây là tổng hợp kiến thức trả lời cho câu hỏi “Đất nông nghiệp là gì?” cùng hướng dẫn về thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp chuẩn pháp lý.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin cô bản về đất nông nghiệp, hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích.

Chia sẻ
icon f icon t icon tl

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook GroupTelegram

Bài viết liên quan

Quy hoạch 1/2000 là gì?
Biệt thự đơn lập là gì?
Đất tái định cư là gì? Có nên mua đất tái định cư không?

Sidebar chính

QUẢNG CÁO

BXB

Bitcoin Vietnam News © 2016-2021