• About us
  • Kinh Nghiệm Crypto
  • Crypto Trading
  • Crypto Trending
  • Newbie
  • Bitcoin

Bitcoin Vietnam News

Tin tức Bitcoin, Blockchain và tiền điện tử mới nhất mỗi ngày

Crypto Spoofing là gì? Tìm hiểu hình thức thao túng Spoofing trong tiền điện tử

Bitcoin Vietnam News 14/01/2021

Có một thực tế là các chiêu thức Spoofing không chỉ xảy ra với thị trường tài chính truyền thống như Chứng khoán, mà chúng ta còn bắt gặp nó trong cả thị trường tiền điện tử (crypto). Vậy cụ thể Spoofing là gì? Để giúp các bạn có góc nhìn đa chiều hơn về Spoofing trong thị trường tiền điện tử (Crypto Spoofing), chúng ta sẽ cùng bắt đầu từ góc nhìn của một giao dịch Crypto thông thường đến việc làm thế nào để người ta có thể thao túng được nó nhé.

Nội dung bài viết ẩn
1. Hình thức giao dịch thông thường
2. Ranh giới giữa giao dịch thông thường và Crypto Spoofing
3. Vậy Crypto Spoofing là gì?
4. Cơ chế hoạt động của một mô hình Crypto Spoofing
5. Các biện pháp phòng tránh Crypto Spoofing
5.1. Lựa chọn các sàn giao dịch uy tín
5.2. Không nên quá tham lam
5.3. Tìm hiểu kỹ các dự án
6. Kết luận

Hình thức giao dịch thông thường

Bản chất của thị trường tiền điện tử nói riêng đó là tính biến động vô cùng lớn. Khi Bitcoin (BTC) tăng từ 10.000 USD lên gần 20.000 USD có lẽ là một minh chứng rõ rệt nhất cho sự biến động này.

Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như có một nhà đầu tư mua Bitcoin ở mức 10.000 USD và bán nó đi ở mức 20.000 USD để chốt lời. Đó là việc đầu tư dựa trên những biến động của thị trường. Nghĩa là bản thân thị trường đã tạo ra những làn sóng và nhà đầu tư nắm bắt được tín hiệu đó, họ lướt sóng và kiếm lời từ đó. Về cơ bản, nó hoàn toàn hợp pháp.

Ranh giới giữa giao dịch thông thường và Crypto Spoofing

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như thị trường không có nhiều biến động hay đang ở trạng thái đi ngang? Lẽ đương nhiên là bạn sẽ không thể nào kiếm lời được nhiều trong những giai đoạn thị trường như thế. Khi tâm lý các nhà đầu tư đang ở trạng thái chờ đợi, một sự biến động lớn là điều gần như khó có thể xảy ra.

Thay vì chờ đợi thị trường tạo sóng thì một hoặc một nhóm người đã đứng ra tự tạo những làn sóng đó. Đương nhiên, trước khi sóng được tạo ra, họ đã chuẩn bị hết những kịch bản kiếm lợi nhuận từ làn sóng đó. Họ có thể là đẩy giá đồng coin lên cao để “chốt đỉnh”. Hoặc cũng có thể là hạ giá xuống mức thấp nhất có thể để “bắt đáy”.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc các nhà đầu tư mua thấp, bán cao là chuyện bình thường và hoàn toàn hợp pháp. Tất cả chúng ta đều mong muốn như vậy. Tuy nhiên đó là việc kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động tự nhiên từ thị trường. Với Crypto Spoofing thì lại khác. Họ tạo ra những cơn biến động cho thị trường và tìm cách trục lợi từ đó.

Vậy Crypto Spoofing là gì?

Crypto Spoofing là một hình thức một người hoặc nhóm người tạo ra những biến động cho thị trường tiền điện tử nhằm kiếm lợi bất chính từ những biến động đó. Hay nói cách khác, người ta có thể thao túng giá đồng coin, điều chỉnh lên xuống theo mong muốn của một nhóm người nào đó.

Cơ chế hoạt động của một mô hình Crypto Spoofing

Có thể bạn sẽ nghĩ Crypto Spoofing là việc sử dụng các kỹ thuật điêu luyện để thay đổi giá một đồng coin bất kỳ. Nhưng trên thực tế thì Crypto Spoofing là cuộc chiến tâm lý giữa một nhóm các nhà đầu tư tạo ra Spoofing với toàn bộ những nhà đầu tư còn lại trên thị trường.

Mô hình Crypto Spoofing giúp kẻ xấu có thể trục lợi bằng cách tạo ra những biến động lớn (tăng/giảm) đối với giá đồng coin. Tuy nhiên, vì bản chất của blockchain là phi tập trung nên để giá đồng coin pump hoặc dump mạnh thì cần sự kết hợp của rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cùng lúc. Hiểu được vấn đề cốt lõi này nên những kẻ xấu nói trên đã lên một kế hoạch cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, họ tạo ra những sự ảo tưởng (có thể là lạc quan/bi quan) về một đồng coin nhất định. Mục đích là khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ thấy rằng thị trường đang manh nha có những biến động nhất định. Để làm được điều đó thì họ thường sẽ tạo ra một lượng lớn các lệnh (mua/bán) như là một hình thức thể hiện sự quan tâm của đại đa phần các nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, lưu ý rằng đây thực chất chỉ là các lệnh giả mạo thôi nhé.
  • Khi giá bắt đầu có dấu hiệu thay đổi dần, các nhà đầu tư khác sẽ nhận ra được làn sóng này trên thị trường. Đa phần trong số họ, tâm lý FOMO xuất hiện. Lúc này, họ sẽ lao mình theo con sóng đó và vô tình đẩy giá đồng coin biến động như những gì kẻ xấu mong muốn. Họ có thể nhanh chóng bán để chốt lời hoặc cắt lỗ dựa theo những tín hiệu giả mạo đó.
  • Lúc này, trong khi thị trường đang hoảng loạn những kẻ xấu đứng ngoài sẽ trục lợi. Họ sẽ huỷ toàn bộ lệnh mua/bán lớn mà đã tạo ở phần trước đó. Đến khi các nhà đầu tư khác nhận ra điều này thì mọi thứ dường như đã quá muộn rồi.

Có thể thấy, bản chất của mô hình Crypto Spoofing gần như không có giao dịch nào từ những kẻ xấu được thực thi cả. Họ chỉ vờ tạo ra các lệnh để tạo sóng cho thị trường mà thôi. Khi đa phần các nhà đầu tư đã lướt theo cùng làn sóng đó thì đến một thời điểm thích hợp họ sẽ chốt ở đỉnh hoặc bắt đáy để kiếm lời.

Các biện pháp phòng tránh Crypto Spoofing

Ở thời điểm hiện tại, việc ngăn chặn nạn Crypto Spoofing dường như là điều bất khả thi. Tuy nhiên, đứng ở góc độ những nhà đầu tư cá nhân, chúng ta có thể đưa ra các phương pháp để giúp hạn chế vấn đề này. Dưới đây sẽ là một số gợi ý cho bạn.

Lựa chọn các sàn giao dịch uy tín

Có một điểm chung của các vụ Crypto Spoofing kể trên là nó xảy ra với một số sàn vốn dĩ đã bị mang nhiều tiếng xấu. Có thể do cơ chế quản lý của sàn đó khiến cho việc tiến hành Crypto Spoofing thuận lợi hơn các sàn khác. Vậy nên, nếu xác định đầu tư, lời khuyên cho ban là hãy lựa chọn những sàn thực sự uy tín và được đánh giá cao bởi cộng đồng người dùng.

Không nên quá tham lam

Cốt lõi của Spoofing nói chung là đánh vào lòng tham của nhà đầu tư. Khi chứng kiến một làn sóng trên thị trường, họ dễ dàng chạy theo nó mà bỏ qua các yếu tố tính toán thường ngày. Đây có lẽ mới chính là vấn đề cốt lõi.

Hãy xuy xét thật kỹ mọi cơ hội cũng như rủi ro có thể xảy ra trước khi ra/vào lệnh. Đôi khi các con số trên thị trường chỉ là mục tiêu che mắt người dùng. Hãy dừng lại, phân tích rồi đưa ra kết luận cuối cùng. FOMO trong mù quáng thì sẽ khiến chúng ta phải trả giá.

Tìm hiểu kỹ các dự án

Cũng giống như cổ phiếu, một số dự án được đánh giá là thiết thực và có tính thực tiễn cao. Với những dự án đó, cho dù có bị làm giá đi chăng nữa thì cuối cùng nó vẫn mang lại giá trị cho người dùng. Đến một lúc nào đó, giá cả sẽ cân bằng với giá trị nên về mặt lâu dài bạn vẫn có thể có lợi.

Do đó, hãy xem xét thật kỹ từng dự án mà bạn dự tính đầu tư nhé. Tìm hiểu về tính ứng dụng, đội ngũ phát triển, sản phẩm hay bất cứ thứ gì liên quan đến nó. Sau đó, dựa vào trực giác cá nhân bạn có thể đánh giá mức độ giá trị của nó. Cách này không phải là giải pháp tuyệt đối tuy nhiên nó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro đi nhiều.

Kết luận

Crypto Spoofing là điều khó có thể tránh khỏi trong những thị trường biến động như thế này. Sự xuất hiện của nó khiến lòng tin của các nhà đầu tư trở nên mai một dần. Tuy nhiên, thay vì từ bỏ chúng ta nên học cách giải quyết và sống chung với nó. Bởi lẽ thị trường tiền điện tử vẫn còn khá sơ khai và đầy tiềm năng.

Chia sẻ
icon f icon t icon tl

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook GroupTelegram

Bài viết liên quan

Mainnet là gì? Tầm quan trọng khi có Mainnet
White Paper là gì? Quy trình viết WhitePaper hoàn hảo
Tiền pháp định (Fiat) là gì? Sự khác biệt so với tiền mã hoá?

Sidebar chính

QUẢNG CÁO

BXB

Bitcoin Vietnam News © 2016-2020