Mô hình giá Broadening là gì?
Broadening đôi khi được gọi là mô hình loa phóng thanh (megaphone), Reversed Triangle hay mô hình phễu (Funnel); được tạo ra khi giá di chuyển trong một phạm vi ngày càng rộng, sau đó liên tục tạo ra những đỉnh cao hơn và những đáy thấp hơn; thể hiện sự lo lắng xen lẫn tính thiếu quyết đoán của nhà đầu tư sau một đợt tăng hoặc giảm giá mạnh. Đối nghịch với mô hình Broadening là mô hình tam giác (Triangle) và mô hình cờ hiệu (Pennant).
Mô hình giá Broadening này có 2 dạng:
Broadening Top (Mở rộng đỉnh)
Xuất hiện ở đỉnh các xu hướng, bao gồm 2 đường line mở rộng dần ra, 1 đường hỗ trợ và 1 đường kháng cự. Trong đó:
- Đường kháng cự hình thành từ ít nhất 2 đỉnh.
- Đường hỗ trợ hình thành từ ít nhất 2 đáy.
Broadening Bottom (Mở rộng đáy)
Xuất hiện ở đáy các xu hướng, bao gồm 2 đường line mở rộng dần ra, 1 đường hỗ trợ và 1 đường kháng cự. Trong đó:
- Đường kháng cự hình thành từ ít nhất 2 đỉnh.
- Đường hỗ trợ hình thành từ ít nhất 2 đáy.
Đặc điểm mô hình Broadening
Broadening Top (Mở rộng đỉnh)
Broadening Top xuất hiện trong xu hướng tăng. Nếu nối các đỉnh của mô hình với nhau, ta thu được đường kháng cự. Nếu nối các đáy của mô hình với nhau, ta thu được đường hỗ trợ.
Mô hình có thể kết thúc theo cả 2 hướng tăng hoặc giảm. Theo thống kê, có 53% các trường hợp mô hình sẽ phá lên trên và 47% trường hợp mô hình phá xuống dưới.
Sau khi Broadening Top phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự, mục tiêu di chuyển của giá thông thường chính bằng chiều cao của mô hình.
Lưu ý rằng trong mô hình Broadening Top, giá thường chỉ chạm vào 2 đường hỗ trợ/kháng cự khoảng 5 – 6 lần trước khi phá ra và phát triển xu hướng. Do đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần giao dịch khi các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự của mô hình bị chạm vào ở lần thứ 5.
Broadening Bottom (Mở rộng đáy)
Broadening Bottom xuất hiện trong xu hướng giảm. Nếu nối các đỉnh của mô hình với nhau, ta thu được đường kháng cự. Nếu nối các đáy của mô hình với nhau, ta thu được đường hỗ trợ.
Mô hình có thể kết thúc theo cả 2 hướng tăng hoặc giảm. Theo thống kê, có 58% các trường hợp mô hình sẽ phá lên trên và 42% trường hợp mô hình phá xuống dưới.
Sau khi Broadening Bottom phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự, mục tiêu di chuyển của giá thông thường chính bằng chiều cao của mô hình.
Những vấn đề của mô hình giá Broadening
Có nhiều vấn đề đối với mô hình Broadening mà Kirkpatrick và Dahlquist (2010) đã tìm thấy được:
- Đối sự phá vỡ mức kháng cự, giá liên tục tạo ra những đỉnh cao hơn mà không tạo tín hiệu mua nào sẽ làm giảm hiệu quả của tín hiệu mua cuối cùng; tương tự với sự phá vỡ dưới hỗ trợ, nơi mà giá liên tục tạo ra những đáy thấp hơn làm giảm sự mong đợi về một cú phá vỡ khi nó xảy ra.
- Bởi vì biên độ là rất lớn sau khi mô hình Broadening hoàn thành, các điểm để đặt dừng lỗ là khá xa so với vùng giá phá vỡ (để vào lệnh), sẽ làm tăng rủi ro.
- Mô hình Broadening khá hiếm và “thường khó xác định”.
- Hiệu suất trung bình là tốt nhất với những mô hình hành đầu như nêm tăng mở rộng.
Ví dụ về mô hình Broadening – Phân biệt giữa Top và Bottom
Broadening Top (Mở rộng đỉnh)
Biểu đồ trên của Chevron (CVX) cho thấy một mô hình Broadening Top trong xu hướng tăng. Giá bắt đầu vào từ bên dưới (đặc điểm phân biệt mô hình Broadening Top với mô hình Broadening Bottom) và sau đó tạo ra 2 đỉnh cao hơn và 3 đáy thấp hơn, hình thành yếu tố giúp tạo thành đường hỗ trợ đi xuống và đường kháng cự đi lên.
Giá vượt lên trên đường kháng cự và tiếp tục di chuyển cao hơn, thỏa mãn điều kiện chốt lời của cả 2 phương pháp tính toán điểm chốt lời: lấy chiều cao của mô hình cộng với giá phá vỡ hoặc lấy chiều cao của mô hình nhân với 62% và sau đó thêm vào giá phá vỡ trên kháng cự.
Bulkowski (2005) nhận thấy rằng Mô hình Broadening Top xảy ra trong một xu hướng trung hạn (từ 3 đến 6 tháng) thì tốt hơn. Biểu đồ trên xảy ra sau một xu hướng tăng trong 3 tháng.
Broadening Bottom (Mở rộng đáy)
Đây là một mô hình Broadening Bottom vì giá bắt đầu vào mô hình từ phía trên. Có 3 đỉnh cao hơn và 4 hoặc 5 đáy thấp hơn.
Giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ và di chuyển xuống đủ để hoàn thành một giao dịch có lợi nhuận bằng cả 2 cách sử dụng phương pháp mục tiêu giá.
Cách giao dịch với mô hình giá Broadening
Mục tiêu giá
Thông thường, chiều cao của mô hình Broadening Top hoặc mô hình Broadening Bottom được cộng vào mức phá vỡ kháng cự hoặc trừ cho mức phá vỡ dưới hỗ trợ để được một mục tiêu giá. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) đề nghị cách tính toán cho mục tiêu giá sau đây dựa trên các nghiên cứu về biểu đồ của ông:
- Mô hình Broadening Top phá vỡ lên trên: Giá phá vỡ trên mức kháng cự + ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top – Đáy thấp nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top) x 62%)
- Mô hình Broadening Top phá vỡ xuống dưới: Giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ – ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top – Đáy thấp nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top) x 37%)
- Mô hình Broadening Bottom phá vỡ lên trên: Giá phá vỡ trên mức kháng cự + ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Bottom – Đáy thấp nhất của sự hình thành mô hình Broadening Bottom) x 59%)
- Mô hình Broadening Bottom phá vỡ xuống dưới: Giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ – ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Bottom – Đáy thấp nhất của sự hình thành Mô hình Broadening Bottom) x 44%)
Xu hướng giao dịch
Với Broadening Top
- Khi giá breakout đường Resistance và tạo đỉnh mới thì nó được gọi là Broadening Top (Mở rộng Đỉnh).
- Chờ giá cây nến đóng cửa chính thức breakout đường kháng cự, chờ giá pullback về và bắt đầu giao dịch theo xu hướng tăng.
- Note: phải chờ nến đóng cửa để biết chính xác có breakout thực sự hay breakout giả.
Với Broadening Bottom
- Ngược lại dạng 1, khi giá breakout đường Support và tạo đáy mới thì nó được gọi là Broadening Bottom (Mở rộng Đáy).
- Chờ giá cây nến đóng cửa chính thức breakout đường hỗ trợ, chờ giá pullback về và bắt đầu giao dịch theo xu hướng giảm.
Hướng phá vỡ mô hình và trung bình lãi tăng, giảm
Broadening Top (Mở rộng đỉnh)
Giá phá vỡ trên mức kháng cự khoảng một nửa thời gian và dưới mức hỗ trợ một nửa khác của thời gian; khi giá phá vỡ trên mức kháng cự (kích hoạt một tín hiệu mua), giá đạt được tối đa trung bình 29% trước bất kỳ sự điều chỉnh nào từ 20% trở lên; khi giá phá vỡ xuống dưới mức hỗ trợ (kích hoạt một tín hiệu bán), giá suy giảm tối đa trung bình 15% trước khi một sự điều chỉnh giá ngược hướng phá vỡ khoảng 20% (Bulkowski, 2005). Nên chú ý là Bulkowski (2005) đề nghị nhà giao dịch nên mua ở lần chạm thứ 3 vào hỗ trợ và bán ra ở lần chạm thứ 3 vào kháng cự.
Broadening Bottom (Mở rộng đáy)
Giá trong mô hình mô hình Broadening Bottom phá vỡ trên khoảng 53% thời gian và phá vỡ dưới khoảng 47% thời gian; khi giá phá vỡ phía trên, giá sẽ tăng tối đa trung bình là 27% trước 20% đảo chiều đầu tiên; và khi giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ, giá giảm một mức tối đa trung bình là 15% (Bulkowski, 2005).
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
![]() | ![]() |